ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 13:42:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo xung lực mới, đột phá mới

Báo Cà Mau “Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một bước ngoặt quan trọng; là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính chiến lược và cách mạng, tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CÐS) để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Ðây cũng là động lực chính, là xương sống của công cuộc hiện đại hoá, góp phần hiện thực hoá khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao”, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh.

Đã qua, trên lĩnh vực CÐS, Cà Mau ghi nhận nhiều “cái nhất”. Trong đó, Chỉ số DTI (bộ chỉ số đánh giá CÐS) tăng 23 bậc, đứng thứ 35/63 tỉnh, thành cả nước, là địa phương có sự tăng hạng nhiều nhất trong năm 2023; trong 2 năm liên tiếp (2023 và 2024), tỉnh Cà Mau xếp hạng đứng đầu cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Và mới đây, theo công bố của Bộ Công thương, Cà Mau đứng đầu cả nước trong Bảng xếp hạng FTA Index năm 2024 với 34,9 điểm, trong khi điểm trung bình của 63 tỉnh, thành là 26,2 điểm. Ðây cũng là lần đầu tiên bộ chỉ số này được công bố nhằm đánh giá mức độ triển khai và khai thác các hiệp định thương mại tự do (FTA) tại các địa phương, góp phần thúc đẩy khai thác cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng ứng dụng KHCN, CÐS, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. (Ảnh chụp tại Công ty khí Cà Mau).

Các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng ứng dụng KHCN, CÐS, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. (Ảnh chụp tại Công ty khí Cà Mau).

Ðiểm nổi bật, Chỉ số Cải cách hình chính (PAR INDEX) của tỉnh năm 2024 vừa được Bộ Nội vụ công bố đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 14 bậc so với năm 2023; xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðây cũng là năm mà Chỉ số CCHC của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC. Ðồng thời, Chỉ số Hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Cà Mau đạt 86,42%, xếp hạng 12/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 6 bậc so với năm 2023; xếp thứ 2 khu vực ÐBSCL.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CÐS tỉnh, đánh giá: “Ðiểm đáng mừng, Cà Mau là một trong những địa phương được Trung ương đánh giá khá cao với nhiều nhiệm vụ quan trọng trong CÐS. Chúng ta có sự tiến bộ qua từng lần, từng năm. Quan trọng là cách làm, cách thực hiện của chúng ta đã bám sát vào những nhiệm vụ trọng tâm nhất, cơ bản nhất, cốt lõi nhất của tất cả các mặt công tác. Và điều này đã góp phần nâng cao kết quả CCHC và Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh”.

Xác định được tầm quan trọng của Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và CÐS quốc gia, tỉnh Cà Mau đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cụ thể hoá nghị quyết bằng nhiều chương trình hành động, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 trình độ KHCN của tỉnh đạt mức trung bình khá so với cả nước, thuộc nhóm nửa đầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các chỉ số phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Ðồng thời, tỉnh xác định đây cũng là đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững toàn diện.

Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình số 86-CTr/TU ngày 19/2/2025; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 25/2/2025. Theo đó, nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được xác định và giao các đơn vị cấp tỉnh và địa phương tập trung triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP 2 con số của tỉnh trong những năm tới.

Giai đoạn từ 2020-2024, ngành KH&CN đã tập trung vào triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và nhân rộng các nhiệm vụ KHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giai đoạn từ 2020-2024, ngành KH&CN đã tập trung vào triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và nhân rộng các nhiệm vụ KHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong đó, nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn tỉnh về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và CÐS. Khẩn trương, quyết liệt, tạo đột phá trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho KHCN, đổi mới sáng tạo và CÐS.

Phát triển, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển. Ðẩy mạnh CÐS, ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Thúc đẩy hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo và CÐS trong doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, CÐS và liên kết vùng.

“Vấn đề mà chúng ta cần phải tập trung gỡ ngay trong thời gian tới, đầu tiên vẫn là tư duy nhận thức. CÐS là một địa hạt rất khó và mới, luôn trong một trạng thái biến đổi, thay đổi không ngừng. Do vậy, quan trọng nhất là nhận thức đến hành động phải thật sự cụ thể, làm sao hình thành nên thói quen, ngay trong cả đội ngũ cán bộ đến người dân, trong cộng đồng doanh nghiệp”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh.

Ðồng thời, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cần bồi dưỡng cho đội ngũ công nghệ thông tin, những người trực tiếp thực hiện công tác này ở từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, tổ chức, và đội ngũ truyền thông. Ðây là nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương phải có quyết tâm chính trị, thể hiện đầy đủ vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ, quản lý Nhà nước, chính quyền. Ðặc biệt là người đứng đầu phải xốc vác, học hỏi, tìm tòi về CÐS, đổi mới sáng tạo. Không chờ sự sắp xếp lại của các đơn vị hành chính xã, phường; mà từng địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số của tỉnh trong thời gian tới./.

 

Hồng Nhung

 

Lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ÐMST) và chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm và tiềm năng phát triển, với tinh thần cả hệ thống chính trị thống nhất trong nhận thức và hành động, coi đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tỉnh năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Với nền tảng và tiềm năng hiện có, TP Cà Mau được kỳ vọng là đơn vị tiên phong và truyền lửa trong thực hiện đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS. Từ đó, tạo động lực và lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo rộng khắp.

Chị em nông thôn tận dụng công nghệ số

Công nghệ số ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook... nhiều chị đã tích cực giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn tạo điều kiện thay đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Tiện ích trong tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc. Huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

Bình dân học vụ số, nơi xoá mù công nghệ

Giai đoạn 2025-2027, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam sẽ triển khai phong trào Bình dân học vụ số trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau khi Trung ương Hội có công văn triển khai phong trào Bình dân học vụ số, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, cao điểm ngay trong Tháng Thanh niên năm 2025.

Tổ công nghệ số giúp dân "số hoá"

Là nơi trực tiếp với người dân, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) ấp/khóm đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhà. Với phương châm cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo, hoạt động của các tổ CNSCÐ ấp/khóm đã giúp người dân tiếp cận, sử dụng thành thạo những phần mềm tích hợp cơ bản, thiết thân, từ đó mang lại giá trị thiết thực phục vụ đời sống Nhân dân trong kỷ nguyên số.

Ðẩy mạnh thực hiện chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, khi thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” (Chiến dịch), huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công.

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.