ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 23:25:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU MTTQ VIỆT NAM TP CÀ MAU LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2024-2029

Tập trung nguồn lực xây dựng TP Cà Mau đạt đô thị loại I

Báo Cà Mau

TP Cà Mau tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại I. Ảnh:  HUỲNH LÂM

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh và là 1 trong 4 đô thị động lực của vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, những năm qua TP Cà Mau duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên. Thành tựu này ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào quá trình xây dựng và phát triển quê hương.

TP Cà Mau tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại I.

Nhiệm kỳ 2019-2024, trong bối cảnh chung kinh tế trong nước gặp khó khăn, đại dịch Covid-19 gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế - xã hội của thành phố, MTTQ Việt Nam TP Cà Mau đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Thông qua các hình thức tập hợp đã tạo được sự đồng thuận xã hội, gắn kết ngày càng tốt hơn mối quan hệ giữa Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Mặt trận các cấp tích cực vận động bằng nhiều hình thức cả tiền mặt và vật chất, để hỗ trợ các công trình dân sinh, thực hiện an sinh xã hội. (Trong ảnh: Bà Mai Thị Thuỳ Trang, Trưởng ban Dân vận Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Cà Mau (bìa trái), cùng đơn vị vận động, nhà tài trợ dự khánh thành cầu tại xã Lý Văn Lâm).

Theo đó, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng đô thị khang trang, hiện đại; kết quả thực hiện xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã làm khởi sắc diện mạo thành thị lẫn nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo từ 0,9% (năm 2018) giảm còn 0,21% (năm 2023). Thu nhập bình quân đầu người từ 82 triệu đồng (năm 2018) tăng lên 112 triệu đồng (năm 2023).

Mặt trận các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực lao động, sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. (Trong ảnh: Mô hình đa cây, con của nông dân phường Tân Thành mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhân rộng trong hội viên, nông dân thành phố).

Bà Mai Thị Thuỳ Trang, Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Cà Mau, khẳng định, những kết quả trên là tiền đề để Ðại hội Ðại biểu MTTQ Việt Nam TP Cà Mau lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024-2029 xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình hành động trong giai đoạn phát triển mới. Tập hợp, đoàn kết, vận động các tầng lớp Nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo để khơi dậy tiềm năng và nguồn lực trong Nhân dân, phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, chung sức cùng cấp uỷ đảng, chính quyền thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

MTTQ các cấp đã phối hợp xây dựng, nhân rộng mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường gắn với đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần xây dựng nông thôn mới”, chung sức cùng TP Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. (Trong ảnh: Khu dân cư kiểu mẫu xã Lý Văn Lâm).

Với chủ đề “Ðoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, thành phố tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung mọi nguồn lực xây dựng TP Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại I.


Nhiệm kỳ qua, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Cà Mau và các tổ chức thành viên đã phối hợp thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp”, có trên 21.100 cuộc, trên 949.500 lượt người tham gia, thu gom xử lý khoảng 37.650 m3 cỏ, rác. Tổng số mô hình do MTTQ các cấp trong thành phố chủ trì xây dựng và nhân rộng 449 mô hình các loại; trong đó, có 377 mô hình thực hiện có hiệu quả, chiếm 83,96%. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, hiện thành phố có 49.629/52.930 hộ đạt chuẩn văn hoá, chiếm 93,76% (cuối năm 2018 đạt 87%); 115/115 ấp, khóm giữ vững danh hiệu văn hoá. Vận động các chương trình an sinh xã hội bằng nhiều hình thức cả tiền mặt và vật chất khác quy thành tiền để hỗ trợ các công trình dân sinh, hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, khuyết tật,... tổng trị giá 54,182 tỷ đồng. Từ năm 2019 đến nay, phối hợp tổ chức 16 hội chợ triển lãm với 1.742 gian hàng, có 614.289 lượt khách tham quan, mua sắm; 15 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, có 234 gian hàng, với khoảng 94.124 lượt khách tham quan, mua sắm.


 

Mộng Thường

 

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kể từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII ra đời, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luôn nêu cao quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ đảng các cấp và cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò của mình, ra sức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trước mọi sự tấn công, chống phá của các thế lực thù địch.

“Biết người, biết ta”

Diễn đàn Tổng biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” không chỉ gợi mở hướng đi đầy tiềm năng của báo chí - báo chí giải pháp, mà còn lan toả một thông điệp rộng hơn, đó là báo chí cần thiết và tất yếu phải “biết người, biết ta” trong bối cảnh mới.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo người công dân tốt, cán bộ tốt

Hội thảo “Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới” diễn ra chiều 30/9, có sự tham dự của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

TP Cà Mau vinh dự có 360 Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng ngày 25/9, TP Cà Mau tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Bảy, ngụ Ấp 3, xã Tắc Vân, TP Cà Mau.

Sâu sát Nhân dân, nắm chặt cơ sở

Chi bộ đảng, đảng viên ở ấp/khóm là nơi trực tiếp, sâu sát với đời sống Nhân dân; là cánh tay nối liền, nối dài của Ðảng, nơi ý Ðảng - lòng dân kết tinh, hiện hữu. Vai trò của đảng viên, chi bộ đảng ở tuyến “cơ sở của cơ sở” là hết sức quan trọng đối với việc truyền tải, thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân và phụng sự Nhân dân là phương châm xuyên suốt, nhất quán để từng chi bộ đảng, đảng viên phát huy hết vai trò, trách nhiệm được giao phó.

Phát huy hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở tuy là cấp thấp nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng, gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thông qua vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

Nhiều công trình chào mừng 40 năm tái lập huyện

Hướng đến kỷ niệm 40 năm tái lập huyện Ðầm Dơi (17/12/1984-17/12/2024), các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn huyện đã đăng ký 102 công trình, phần việc trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với chỉnh trang diện mạo đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân; trong đó có 13 công trình cấp huyện. Ðến nay, nhiều công trình, phần việc đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sông Ðốc mong chờ sự kiện trọng đại

Còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra Lễ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi được chọn để tái hiện 200 ngày tập kết. Với tầm vóc, ý nghĩa lịch sử trọng đại, hơn ai hết, người dân Sông Ðốc đang háo hức mong chờ sự kiện đặc biệt quan trọng này.

Phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho mẹ Lê Thị Ba

Sáng ngày 24/9, huyện Đầm Dơi tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Lê Thị Ba, ấp Xóm Tắc, xã Tân Thuận.