ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 11:43:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết cho trẻ mồ côi

Báo Cà Mau Giống như những đứa trẻ khác, trẻ em mồ côi đang được nuôi dưỡng ở Niệm Phật Ðường Hưng Phước (ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) cũng mong ngóng Tết đến. Dù không có được tình thương của gia đình và người thân nhưng các em luôn được sưởi ấm bởi những tấm lòng nhân ái bao la.

Cái duyên nơi cửa phật

Niệm Phật Ðường Hưng Phước được xây dựng vào đầu năm 2008, do sư cô Diệu Tánh làm trụ trì, hiện đang nuôi dạy 26 trẻ mồ côi trong và ngoài tỉnh. Sư cô Diệu Tánh chia sẻ: “Trong năm 2008, Niệm Phật Ðường đã nhận nuôi 8 bé, có những bé được người dân nhặt ngoài đường, cũng có những bé tôi nhặt ngay trước cổng”.

Sư cô Diệu Tánh và các trẻ mồ côi ở Niệm Phật Ðường Hưng Phước.

Bé đầu tiên được nhận nuôi tên là Minh Nhẫn, đang học lớp 2, Trường Tiểu học Lý Văn Lâm. Bé Nhẫn được người đi đường nhặt ở Bạc Liêu và mang về giao cho sư cô Diệu Tánh nuôi dưỡng. Năm học vừa rồi bé Nhẫn là học sinh tiên tiến của lớp và được bạn bè, thầy cô quý mến. Bé mới được nhận nuôi gần đây nhất tên là Lý Huỳnh Diệu Phát (2 tháng tuổi), bị bỏ rơi ở Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau, cũng được người đi đường nhặt và mang đến Niệm Phật Ðường.

Sở dĩ các bé ở đây mang nhiều họ khác nhau là do sư cô Diệu Tánh đứng ra làm khai sinh, đặt tên và theo họ Lý của sư cô. Riêng với một số bé khi bị bỏ rơi mà cha mẹ có để lại giấy chứng sinh thì sư cô giữ nguyên họ tên đó cho các bé.

Người tu hành đã vất vả, nay lại cưu mang, chăm sóc thêm hàng chục sinh linh nhỏ bé khiến cuộc sống càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng sư cô và các bảo mẫu không ngại cực khổ, chăm sóc các bé bằng tất cả tấm lòng, tình thương của người mẹ. Bởi vì các cô luôn tâm niệm rằng, nhìn thấy các bé vui khoẻ, đó là nguồn sống, là niềm hạnh phúc của chính mình.

“Các bé nơi đây rất ngoan và biết nghe lời. Có những bé mới nhặt về bị lở loét đầy mình và hay khóc đêm nhưng khi vào đây được vài tuần, các bé trở nên hồng hào, khoẻ mạnh hơn hẳn”, bảo mẫu Hồ Thị Luận tâm sự.

Chuẩn bị Tết cho trẻ mồ côi

“Tôi cũng là trẻ mồ côi nên tôi có tâm nguyện là sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh bị cha mẹ bỏ rơi và cho các bé có được ngôi nhà ấm áp, tràn ngập tình yêu thương”, sư cô Diệu Tánh bộc bạch.

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến là sư cô Diệu Tánh sắm sửa quần áo, giày dép mới cho các bé. Khác với dịp hè, các bé trong Niệm Phật Ðường Hưng Phước sẽ không được sư cô và bảo mẫu đưa đi chơi ở Nhà Văn hoá thiếu nhi, Công viên Hồng Bàng hay Suối Tiên, Ðại Nam, Vũng Tàu… Bù lại, vào dịp Tết này, sư cô đã xây dựng nơi vui chơi, nhà banh, cầu trượt cho các em nhỏ tại đây. Không chỉ vậy, các bé còn nhận được món quà nhỏ, gồm bánh kẹo, quần áo, sữa… của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Em Tân Việt Ðức (8 tuổi) chia sẻ: “Con rất mong Tết đến, vì Tết con sẽ có quần áo đẹp. Con và các em sẽ được nhiều quà, bánh”.

Bà Lâm Ngọc Huệ, thành viên trong Nhóm từ thiện Tự nguyện tỉnh Cà Mau, cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ khoảng hơn 20 tháng Chạp là tôi đến thăm và tặng quà các em. Nhìn thấy mấy đứa nhỏ ở đây hồn nhiên vui cười, tôi vừa thương vừa xót”.

Ông Nguyễn Tấn Vinh, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Lý Văn Lâm, thông tin: “Cứ mỗi dịp Tết là UBND xã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đến Niệm Phật Ðường Hưng Phước thăm và tặng quà cho các trẻ mồ côi, động viên các em chăm ngoan, trở thành người có ích cho cộng đồng, xã hội”.

Các bé ở Niệm Phật Ðường Hưng Phước có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều được yêu thương và che chở trong mái ấm của đại gia đình. Ðiều đáng trân trọng là tấm lòng nhân ái bao la của sư cô Diệu Tánh, các bảo mẫu và nhà hảo tâm đã chung tay chăm lo cho các bé một cái Tết đầy ý nghĩa./.

Bài và ảnh: Phùng Ngọc Trầm

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.