ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:39:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết này ở đảo Trường Sa

Báo Cà Mau Những ngày cuối cùng của năm cũ, thời tiết vùng biển, đảo Trường Sa có sóng to gió lớn do gió mùa Ðông Bắc tràn về. Chiến sĩ ở các đảo, điểm đóng quân tất bật với công việc đón mùa xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025.

Tại đảo Cô Lin, Chỉ huy trưởng đảo Cô Lin, Thiếu tá Nguyễn Xuân Duy cho biết, Tết đến, Xuân về đối với chiến sĩ đảo Cô Lin nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung là khoảnh khắc rất đặc biệt. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phòng thủ bảo vệ đảo, giúp đỡ ngư dân và bảo vệ ngư trường, giữa không gian bao la của biển đảo, giữa đất trời chuyển mình vào xuân, niềm hạnh phúc của chiến sĩ đảo Cô Lin như được nâng lên, càng vững tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc.

Trước thềm xuân mới, chiến sĩ đảo Nam Yết vui như ngày hội lớn. Những người lính trẻ sơn gốc cây xanh, quét vôi nhà chỉ huy và các công trình huấn luyện, trang trí bàn thờ Tổ quốc, hoàn tất tờ báo tường, kê bàn ghế chuẩn bị hái hoa dân chủ đêm giao thừa.

Gói bánh chưng bên cột mốc chủ quyền.

Gói bánh chưng bên cột mốc chủ quyền.

Lần đầu đón Tết giữa biển khơi, Hạ sĩ Phạm Tất Bằng xúc động: “Tôi 19 tuổi, đây là lần đầu đón Tết xa nhà. Mặc dù rất nhớ đất liền, nhưng niềm vui tràn ngập trong lòng. Ðón xuân ngoài đảo cũng vui tươi như ở đất liền, có đồng đội, chỉ huy bên cạnh động viên, tôi sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

20 năm tuổi quân, 6 năm đón xuân ngoài đảo, Ðại uý quân nhân chuyên nghiệp Hà Văn Thọ ở đảo Trường Sa Lớn, chia sẻ: “Cái cảm giác chộn rộn, niềm vui chung - riêng tràn ngập trong lòng. Bây giờ Trường Sa và đất liền đã thu dần khoảng cách, Tết ngoài đảo có đầy đủ hương vị ngày xuân”.

Ngoài gói bánh chưng, bánh tét thì tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, đẩy gậy, nhảy bao bố là món ăn tinh thần đặc biệt của lính đảo mỗi khi Tết đến Xuân về.

Xuân Ất Tỵ này, chiến sĩ đảo Sơn Ca xây dựng kế hoạch thi kéo co có thưởng cho quân và dân xã đảo. Theo Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca, Trung tá Hoàng Thanh Sơn, đến hẹn lại lên, xuân nào đảo Sơn Ca cũng tổ chức trò chơi dân gian. “Các trò chơi dân gian được tổ chức trong 3 ngày Tết. Phân đội nào đoạt giải cao được cộng điểm trong phong trào thi đua “Mừng Ðảng mừng Xuân” và tặng thưởng. Các hoạt động, trò chơi dân gian luôn hấp dẫn chiến sĩ, nhất là chiến sĩ trẻ”, Trung tá Sơn cho biết.

Chính trị viên đảo Sinh Tồn Ðông, Trung tá Nguyễn Kỳ Hợp cho biết: “Tổ chức trò chơi dân gian trong 3 ngày Tết không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Qua đó, truyền đi thông điệp văn hoá hướng về nguồn cội của dân tộc. Ngoài các trò chơi dân gian như kéo co, chơi cờ, nhảy bao bố, đẩy cây có thưởng, đảo cũng tổ chức “rèn sức ngày xuân” cho những chiến sĩ có thể lực chạy vũ trang có thưởng. Ðây là bộ môn thể thao ngày Tết được nhiều chiến sĩ yêu thích”.

Trong khi người người, nhà nhà ở đất liền vui Tết đón Xuân, thì những người lính đảo Trường Sa phải đứng gác trong gió gào, sương biển và trực sẵn sàng chiến đấu không kể ngày đêm. Dẫu nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và không kém phần gian khổ, song tất cả đều xác định tốt nhiệm vụ, vững tay súng canh chủ quyền Tổ quốc cho Nhân dân cả nước đón Tết vui Xuân trong yên bình, hạnh phúc.

Trò chơi đẩy gậy hấp dẫn lính đảo.

Trò chơi đẩy gậy hấp dẫn lính đảo.

19 tuổi đời, một năm tuổi quân, lần đầu tiên đón xuân trên đảo. Nỗi nhớ đất liền, cha mẹ cứ tăng dần khi chuyến tàu chở hàng quà xuân từ đất liền cập cảng. Hạ sĩ Ðinh Văn Hiếu ở đảo Cô Lin không giấu được xúc động: “Ðây là Tết đầu tiên tôi xa cha mẹ, nhớ đất liền lắm, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là canh chủ quyền biển đảo yên bình cho Nhân dân cả nước đón Tết. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Lần thứ 3 trong đời quân ngũ đón Tết giữa biển trời Tổ quốc, Thiếu uý Phạm Xuân Quí ở đảo Cô Lin “gom” nỗi nhớ đất liền vào những vần thơ. Trong khi đó Ðại uý Phạm Khắc Lượng ở Phân đội 1 Trường Sa Lớn quả quyết: “Ngày Tết ai cũng nhớ đất liền, cha mẹ, vợ con. Nhưng nếu không có những người lính Trường Sa thì ai là người canh đảo. Vui xuân mới không quên nhiệm vụ, chúng tôi quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã có chiến sĩ Trường Sa canh giữ”./.

 

Mai Thắng

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.