ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 23:42:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết Nguyên tiêu: Truyền thuyết và văn hoá người Việt

Báo Cà Mau (CMO) Theo quan niệm của nhiều người, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì những ngày Tết Nguyên đán. Đây cũng là tết muộn đối với nhiều người do đặc thù công việc không thể ăn tết, đồng thời cũng là thời điểm kết thúc “tháng ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.

Có tài liệu ghi chép rằng, trăng thượng nguyên thường lung linh, không khí giao hoà của đất trời trong những ngày đầu năm mới tạo nên cảm hứng cho hoạt động thi ca. Vì vậy, vào dịp này, vua chúa thường triệu tập các trạng nguyên và những người đỗ đạt cao về vườn Thượng Uyển cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng hoạ, ứng đáp câu đối… tưng bừng lễ hội với yến tiệc rộn ràng. Cho nên, rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Trạng nguyên và nhiều tên gọi khác, trong đó phổ biến là Tết Nguyên tiêu với nguồn gốc có hư, có thực.

Lễ chùa, nét văn hoá tâm linh ngày rằm tháng Giêng.

Theo nhiều người Hoa sinh sống ở Cà Mau, “nguyên” nghĩa là sự khởi đầu, còn “tiêu” trong cổ ngữ Trung Hoa có nghĩa là đêm. Vì rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm nên được gọi là Tết Nguyên tiêu. Tuy nhiên, ngoài lý giải đơn giản về mặt chữ nghĩa thì Tết Nguyên tiêu của người Hoa còn gắn với nhiều truyền thuyết và các giai thoại có liên quan đến việc treo đèn lồng đỏ trước nhà, ăn bánh trôi… đã trở thành tập tục văn hoá của người Hoa.

Tích dân gian kể rằng, thời Tây Hán, trong dịp tết, các cung nữ đều mong muốn được đoàn viên cùng gia đình, nhưng cung cấm canh phòng khắt khe nên không thể nào ra ngoài được, trong số đó có cung nữ tên Nguyên Tiêu. Vì buồn rầu, nàng đã nhảy xuống giếng để kết liễu cuộc đời.

Thế nhưng, Nguyên Tiêu được viên thần thân cận của vua Hán Vũ Đế (tên Đông Phương Sóc) cứu sống. Khi nghe tâm sự của Nguyên Tiêu, Đông Phương Sóc đã nghĩ kế để giúp nàng và các cung nữ khác được họp mặt gia đình. Sau đó, ông ta bày ra một bàn quẻ bói tiên đoán ngày 16 tháng Giêng bị lửa thiêu và giải thích với mọi người rằng, ngày đó thiên đình sẽ sai hoả thần xuống thiêu đốt kinh thành, việc này làm cho dân tình xôn xao, tâu vua tìm cách thoát nạn.

Hán Vũ Đế vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách ứng phó. Biết vua đã trúng kế của mình nhưng Đông Phương Sóc vẫn giả vờ đắn đo, suy nghĩ một lúc sau mới trình tấu: “Thần lửa rất thích ăn bánh, trong cung lại có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể làm được bánh vừa đẹp, vừa ngon nên hãy giao cho cô làm bánh để dụ dỗ. Đồng thời, ra lệnh cho người dân trong thành treo trước cửa nhà đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng tưởng rằng thành đang bị cháy”.

Cho rằng Nguyên Tiêu có công làm bánh dụ thần lửa, Hán Vũ Đế đã ban cho nàng đặc ân được về đoàn tụ gia đình và đặt tên cho món bánh mà nàng làm là bánh trôi, đồng thời gọi ngày rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu.

Một giai thoại khác lại nói về con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng nghe tin nổi giận, sai một hoả thần đến ngày rằm tháng Giêng xuống phóng hoả để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian. Tuy nhiên, trong số các quan ở thiên triều có một vị không đồng tình với Ngọc Hoàng, nên đã lén xuống hạ giới để bày cách cho con người treo đèn lồng màu đỏ trước nhà. Thế nên, khi nhìn xuống hạ giới thấy một màu đỏ rực, Ngọc Đế cứ nghĩ lệnh phóng hoả đã được thi hành, thế là trần gian thoát cơn đại hoạ. Từ đó, cứ đến rằm tháng Giêng, ở Trung Quốc nhà nhà đều treo đèn lồng như một cách trả ơn vị ân nhân trên thiên đình.

Lại có lý giải cho rằng đời Tây Hán, vua Hán Văn lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng. Để chúc mừng, nhà vua đã gọi ngày này là Tết Nguyên tiêu và quyết định tổ chức hội hoa đăng, vua sẽ xuất cung đi dạo cùng vui với người dân. Vậy nên, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đèn hoa với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức… Về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác…

Riêng văn hoá tín ngưỡng của người Việt, Tết Nguyên tiêu là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, lại trùng với lễ Thượng nguyên nên được xem là một trong những ngày rằm lớn trong năm, bao gồm: Rằm tháng 4 (Lễ Phật đản), rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên, Lễ Vu lan…), rằm tháng 10 (Lễ Hạ nguyên)…

Thế nên, hội rằm tháng Giêng, ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian, ngâm thơ… thì trọng tâm vẫn là cúng bái gia tiên, thăm viếng chùa chiềng, thể hiện văn hoá tín ngưỡng, cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mọi người được hưởng một năm an lành, hạnh phúc… Và, lễ chùa rằm tháng Giêng cũng là nét đẹp trong phong tục văn hoá truyền thống của dân tộc. 

Cho thấy, tuy tiếp thu, gắn kết nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng người Việt vẫn phát huy và gìn giữ những nét văn hoá dân tộc riêng biệt và hội rằm tháng Giêng là một ví dụ cụ thể./.

Mỹ Pha

Danh mục hộp quà tặng tết cho nhân viên thiết thực nhất

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.