ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 00:34:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tham quan thực tế: Cơ sở định hình nghề nghiệp

Báo Cà Mau Lần đầu đến tham quan Nhà máy Ðạm Cà Mau, thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà sản xuất kinh doanh phân bón uy tín hàng đầu tại Việt Nam, tận mắt thấy quy trình sản xuất, các em học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) không khỏi bất ngờ và thích thú. Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyến thực tế góp phần giúp các em hình dung thực tiễn, định hình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Các em được nghe giới thiệu tổng quan về hoạt động của Nhà máy Đạm và các quy định đảm bảo an toàn khi tham quan nhà máy.

Sau khi được giới thiệu tổng quan, trực tiếp tham quan Xưởng Cơ khí, Xưởng Ðiện, Xưởng Ðiều khiển và Phòng Thử nghiệm, em Tạ Quốc Bảo, Lớp 11T3, háo hức: “Em thấy quy trình sản xuất của nhà máy hiện đại và quy mô; môi trường làm việc rất chuyên nghiệp. Ðược tham quan giúp tụi em hình dung thực tế hơn khi tìm hiểu trên mạng, sách vở; tạo động lực, tinh thần ham học hỏi. Riêng em hiểu hơn về ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là sau khi được tự tay thực hành tại Phòng Thử nghiệm, em nhận thấy mình thực sự đam mê với hoá học và em đã chọn được ngành nghề mình muốn theo đuổi”.

Hoạt động thử nghiệm tại Phòng Thử nghiệm thu hút đông đảo các em tham gia.

Em Trần Thị Mỹ Như, Lớp 11T2, bày tỏ sự thích thú khi tham quan nhà máy: "Ðặc biệt, qua tìm hiểu em biết được ở đây có rất nhiều ngành nghề, cơ hội việc làm cũng nhiều hơn, giúp em có thêm động lực học tập để sau này có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như vậy”.

Cùng tham gia chuyến thực tế với cô con gái Mỹ Như, ông Trần Văn Trang tâm đắc: "Ðây là hoạt động thiết thực dành cho các em học sinh THPT, nhất là đối với khối lớp 11, vì vào năm học mới các cháu phải đưa ra quyết định chọn ngành, nghề cho mình. Khi tham quan, các cháu luôn đặt câu hỏi, đặc biệt quan tâm đến việc học gì để được làm ở nhà máy, cơ hội việc làm và mức lương... Tôi tin, sau chuyến đi, các cháu sẽ nghiêm túc suy nghĩ và tự hoạch định kế hoạch cho bản thân để làm được điều mình muốn và chinh phục những thử thách phía trước”. Theo ông Trang, hoạt động tham quan, trải nghiệm này nên duy trì hằng năm cho tất cả các khối lớp để học sinh nỗ lực học tập, thích và tìm kiếm cơ hội việc làm tại quê hương mình.

Tham quan mô hình mặt cắt 3D thiết bị đo lường, van điều khiển tại Xưởng Ðiều khiển.

Cô Nguyễn Thị Thanh Mẫn, Phó bí thư Ðoàn trường, cho biết, chuyến tham quan nằm trong chuỗi Chương trình "Trải nghiệm và tìm hiểu nghề nghiệp cho học sinh THPT" trên địa bàn tỉnh năm 2024, do PVCFC phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo Cà Mau tổ chức. Trường THPT Nguyễn Việt Khái là 1 trong 9 trường tham gia chương trình. Theo đó, trước khi tổ chức tham quan trải nghiệm thực tế, các em được tìm hiểu kiến thức về PVCFC, công nghệ của Nhà máy Ðạm và làm bài thi trắc nghiệm; sau chuyến đi được tham gia hội thảo tại trường để được giải đáp thắc mắc và giao lưu.

Tại Xưởng Điện, các em được trải nghiệm mô hình động cơ, máy lạnh dân dụng, thí nghiệm điện và định hướng các ngành có thể học tại các trường đại học.

“Các hoạt động của chương trình giúp các em hình dung thực tế, hiểu ý nghĩa của việc học các môn tại trường trong công việc quản lý vận hành và làm chủ công nghệ tại các công ty, nhà máy tương tự như ở Nhà máy Ðạm. Bên cạnh đó, chuyến đi cũng giúp các em đoàn kết với nhau, góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt hơn. Ðặc biệt, kiến thức từ chuyến đi có thể đưa vào hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở các trường”, cô Thanh Mẫn chia sẻ./.

 

Băng Thanh

 

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Hướng nghiệp sớm để "thầy" - "thợ" cân bằng

Tư vấn việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp các em học sinh phổ thông sớm tiếp cận với thông tin chính thống về thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm đưa ra định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Kinh nghiệm quý từ Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh từ ngày 4-10/11/2024, tỉnh Cà Mau có 4 nhà giáo đoạt giải gồm: 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Đó là các nhà giáo: Huỳnh Linh Út, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau; Lê Thuý Duy, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau; Phan Ngọc Tuyền, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc; Lê Công Thức, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc.

Tăng cường liên kết đào tạo nghề giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, học tập, nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực đào tạo nghề cho sinh viên, chiều 6/11, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp giao lưu với Trường Phổ thông Trung học Công nghiệp Jeonju, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc.

Trải nghiệm thú vị từ công việc thực tế

Kiến thức lý thuyết sẽ phát huy tốt hiệu quả khi sinh viên biết áp dụng vào thực hành một cách hợp lý. Lựa chọn môi trường vừa học vừa làm để trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho nhiều sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về công việc, chuyên ngành mình lựa chọn. Ngoài ra, khi làm việc các bạn sinh viên sẽ trải nghiệm nhiều điều thú vị về công việc hay cuộc sống, đặc biệt giúp sinh viên trang bị được kỹ năng xử lý tình huống ngoài thực tế.

Tín hiệu vui về giải quyết việc làm

Ðạt nhiều kết quả khả quan trong giải quyết việc làm cho người lao động (NLÐ), Cà Mau đang đề ra kế hoạch chạy nước rút cho 3 tháng cuối năm.

Chọn nghề theo sở thích hay nhu cầu xã hội?

Đối với các bạn trẻ hiện tại, khi không muốn theo đuổi con đường học tập tại các trường đại học thì học nghề chính là lựa chọn hàng đầu và thiết yếu. Tuy nhiên, sự phân vân giữa việc học nghề theo năng lực, sở thích hay theo nhu cầu của xã hội khiến không ít bạn cân nhắc.

Khơi dậy trong sinh viên niềm đam mê khởi nghiệp

Những năm gần đây Trường Cao đẳng cộng đồng Cà Mau có bước chuyển lớn về tư duy trong hoạt động đào tạo nghề - đó là tăng cường sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; đào tạo theo định hướng vị trí công việc hiện có của doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Ngày 20/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 với chủ đề “Đoàn kết – kỷ cương – sáng tạo – tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục”. 

Trang bị ngoại ngữ - Tiền đề cho xuất khẩu lao động

Thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) của tỉnh đạt được nhiều tín hiệu tốt. Nhằm thực hiện hiệu quả Ðề án Ðưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu nội dung Ðề án. Song hành nhiệm vụ này là phối hợp triển khai đào tạo ngoại ngữ, tạo thuận lợi cho người lao động (NLÐ) khi tham gia XKLÐ.