ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:25:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Teenagers' Decisions" - Tuổi trẻ và những quyết định

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Báo Cà Mau Chiều 18/5, Câu lạc bộ tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển tổ chức sự kiện "Teenagers' Decisions" - Tuổi trẻ và những quyết định nhằm chhia sẻ về những vấn đề xung quanh việc học đại học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 

Sự kiện thu hút khá đông học sinh tham gia.

Sự kiện bao gồm hai phần: cuộc thi tranh biện "Teenspeak" - "Teen nói" và buổi toạ đàm "My Life – My Choice". Với "Teenspeak" - "Teen nói", các bạn học sinh sẽ viết một đoạn nghị luận về chủ đề mà ban tổ chức đã đưa ra. 3 cá nhân xuất sắc vượt qua vòng sơ loại sẽ thi đấu lần lượt với 2 cá nhân còn lại. Các câu hỏi tranh biện sẽ được Ban giám khảo lựa chọn ngẫu nhiên bằng việc bốc thăm. Mỗi vòng thi, thí sinh có 2 phút để trình bày toàn bộ suy nghĩ của mình.tranh biện

Các thí sinh trong cuộc thi tranh biện "Teenspeak - "Teen nói".

Kết thúc phần thi này, Lê Ngọc Thảo lớp 11C1 đã đạt giải Nhất với phần thưởng là tiền mặt trị giá 500.000 đồng. Giải Nhì và giải Ba thuộc về hai bạn Trần Phan Minh Long, lớp 10 chuyên Toán và Quách Phương Thảo lớp 10 chuyên Hoá với giải thưởng là tiền mặt 300.000 đồng và 200.000 đồng.

Bạn Lê Ngọc Thảo (bìa phải), lớp 11C1 giành giải Nhất cuộc thi tranh biện "Teenspeak – "Teen nói".

Với phần toạ đàm "My Life - My Choice", diễn giả được mời là Tiến sĩ Huỳnh Anh Bình, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chất lượng Giáo dục nghề nghiệp Đông Nam Á, thành viên Ban chấp hành Hội giáo dục nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh. Thông qua buổi tọa đàm, học sinh sẽ tìm ra con đường riêng cũng như những mục tiêu đúng đắn cho bản thân mình trước ngưỡng cửa đại học./.

Lam Khánh

 

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.

Ðào tạo gắn với tiếp cận doanh nghiệp

Xu thế chung hiện nay của nhiều trường là đào tạo gắn với doanh nghiệp (DN). Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó, thời gian qua, Phân hiệu tăng cường hoạt động tiếp cận DN, với mong muốn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên (SV).

Cần sự đầu tư cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến và uy tín, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các tiêu chuẩn đào tạo mới, nhà trường cần được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Tham quan thực tế: Cơ sở định hình nghề nghiệp

Lần đầu đến tham quan Nhà máy Ðạm Cà Mau, thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà sản xuất kinh doanh phân bón uy tín hàng đầu tại Việt Nam, tận mắt thấy quy trình sản xuất, các em học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) không khỏi bất ngờ và thích thú. Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyến thực tế góp phần giúp các em hình dung thực tiễn, định hình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Buổi học nghề thú vị

Ðể học sinh khám phá bản thân, nhất là những ngày hè có thể tận dụng thời gian để tạo ra những sản phẩm thủ công bằng len dễ thương dùng làm quà tặng, trang trí, Em Handmade phối hợp với Trường THCS Ngô Quyền (Phường 1, TP Cà Mau) tổ chức buổi workshop (hướng dẫn kỹ năng, dạy nghề) móc, thêu thủ công, được các em hào hứng đón nhận, tạo ra sân chơi ý nghĩa và phù hợp với môi trường học đường.

Tăng cường đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiều kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.