ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 11:32:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thân thương nghề xưa cũ

Báo Cà Mau (CMO) Trong sự rộn rã, vươn mình của dáng phố Cà Mau hôm nay, vẫn còn đó những người gắn bó mưu sinh 20 năm, 30 năm với nghề may giầy dép, sửa đồng hồ, bán những mặt hàng từ đất... Những nghề tưởng đã thành hoài niệm vẫn hiện hữu trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, bình dị mà thân thương, tô điểm nét duyên cho phố phường tấp nập.

Nghề chọn họ và quyện chặt họ như cái duyên, cái nợ không thể buông. Biết rằng vất vả chỉ để mưu sinh, song con đường đến với nghề và sống với nghề ở mỗi người là một câu chuyện giàu cảm xúc, mà khi tường tận ta lại trân quý, yêu thương.

Nằm khiêm tốn giữa những cửa hiệu sang trọng trên đường Ðề Thám, Phường 2, TP Cà Mau, “cơ sở” may sửa giầy dép của ông Nguyễn Duy Hoàng (60 tuổi) là cái bàn nhỏ, thùng đồ nghề và cái ghế nhỏ đã theo ông hơn 30 năm qua. Hồi trẻ ông Hoàng là vận động viên câu lạc bộ bóng đá của tỉnh, trong một trận đấu không may bị thương ở chân, ông đành dừng đam mê sau 3 năm theo đuổi. Ông Hoàng kể lại: “Lúc trẻ tôi nghĩ mình cứ học tạm nghề này để chờ cơ hội tốt đẹp hơn. Nhưng rồi lập gia đình, những đứa con ra đời, vợ chồng tôi tất bật bươn chải, dần dà tôi thích thú và thấy nghề này như một bộ môn nghệ thuật chứ chẳng chơi”.

Ông Nguyễn Duy Hoàng ngày ngày tìm vui với nghề, cho đến khi mắt mờ, tay yếu…

Giầy dép bị bong keo, đứt quai, mòn đế… qua bàn tay tỉ mỉ của ông Hoàng mấy chốc trở nên đẹp đẽ. Vào cái thời “hoàng kim”, ông Hoàng còn “thiết kế” nhiều mẫu giầy, dép đẹp cho khách hàng, được mọi người ủng hộ nhiệt tình nên ông có điều kiện lo cho 2 con gái học thành tài. Giờ kinh tế phát triển, giày hơi cũ là người ta đã bỏ, mua đôi khác đẹp hơn, sang hơn. Khách của ông ngày một vắng, dù vậy ông vẫn ngày ngày tìm vui với nghề, cho đến khi mắt mờ, tay yếu… 

TP Cà Mau cũng có góc phố của nghề… cũ, nằm trên đường Lý Thái Tôn, Phường 2 với chừng 20 tủ sửa đồng hồ, làm chìa khoá. Khách thưa dần qua từng năm, nhưng họ vẫn bám nghề, phần vì tuổi tác, phần vì nghỉ thì buồn. Trong chốn mưu sinh ấy không chỉ những người xuất thân từ dân lao động, mà còn có những trí thức chọn làm nghề tay trái.

Ông Nguyễn Quý Ngữ (67 tuổi) từng là giáo viên miền Trung tăng cường vào Cà Mau những năm sau giải phóng. Ðất lạ quê người, lương giáo viên thời đó không đủ trang trải, ông Ngữ chọn học nghề sửa đồng hồ, kiếm thêm thu nhập sau giờ dạy học. Vậy mà cái nghề ấy lại theo ông suốt mấy mươi năm, như người bạn đồng hành cùng gia đình ông vượt qua những chặng đường vất vả, gian nan. 3 người con của ông Ngữ đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ở TP Hồ Chí Minh, ông không còn lo nhiều về kinh tế, nhưng mỗi ngày vẫn phải có mặt nơi góc phố quen, nhâm nhi ly cà phê, ngắm quê hương thứ hai từng ngày đổi mới.

Nhịp sống phố phường đã tạo chỗ đứng cho nhiều ngành nghề tưởng chừng bị lãng quên. Tuy họ không là người trực tiếp sản xuất những mặt hàng thủ công, song lại là người biết trân quý và mang nét đẹp tinh hoa truyền đến mọi người. Gian hàng nồi, niêu, lò, thố… làm từ đất sét nung được bà Võ Thị Mảnh (Phường 4) chọn khởi nghiệp gần 20 năm qua. Nay tuổi cao (88 tuổi), bà để người con gái đứng tiệm trong coi. Thế nhưng, hàng ngày bà vẫn ngắm nghía, vuốt ve các mặt hàng và hỏi han chuyện buôn bán, xem đó là niềm an ủi tuổi xế chiều. Bà Mảnh bộc bạch: “Gần một thế kỷ tồn tại, đã có lúc nghề này rất hưng thịnh và phát triển mạnh. Sau này, nồi, niêu, xoong, chảo, ấm, lẩu bằng nhôm, inox phát triển ồ ạt và tiện lợi nên sản phẩm từ đất nung đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, những người bán mặt hàng này cũng thưa dần”.

Con gái bà Võ Thị Mảnh thay mẹ trông coi gian hàng, nơi đây là niềm an ủi tuổi già của mẹ.

Miên man với nghề cũ, dấu xưa, để thấy giá trị tinh thần, giá trị thời gian khó có gì sánh bằng, vẫn mãi còn đâu đó trong lòng phố và cả lòng người dù nhịp sống có từng ngày thay đổi…

 

Mộng Thường

 

Khám phá mbti là gì Khám phá chạy deadline là gì

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.