Dù ở thành thị hay nông thôn, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Phụ nữ không chỉ đồng hành cùng nam giới trong lao động, sản xuất, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái; mà còn giữ vị trí nhất định trong xã hội.
- Phụ nữ U Minh với nhiều mô hình làm theo Bác
- Phụ nữ Khánh Hưng cùng nhau nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới
- Phát huy tiềm lực của phụ nữ
Ðặc biệt, hiện nay nhiều phụ nữ ở vùng nông thôn, ngoài việc đồng áng, nữ công gia chánh, các chị còn tự lực vươn lên làm chủ kinh tế và tích cực tham gia công tác đoàn thể, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Hình ảnh các cô, các chị từ công việc thường nhật như: chăm sóc hoa màu, học nghề, làm kinh tế, đến việc trổ tài nữ công gia chánh trong không gian bếp quê... tất cả góp nên những khoảnh khắc đẹp, toát lên vẻ chất phác, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam vốn có từ bao đời nay.
Tổ hợp tác đan mê bồ ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, do chị Nguyễn Thị Út, Tổ trưởng, sáng lập, hoạt động hiệu quả từ năm 2015 đến nay. Hằng năm xuất bán trên 30 tấn mê bồ, tạo việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động địa phương, trong đó có khoảng 50% lao động nghèo, khó khăn nay vươn lên ổn định cuộc sống, với thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/người/tháng…
Tận dụng thời gian rảnh rỗi, chị em hội viên phụ nữ ráp lú, tăng thêm thu nhập. (Ảnh chụp tại xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời).
Ðặt lú, rập cua... là các hoạt động quen thuộc của phụ nữ vùng tôm, lúa - tôm. (Ảnh chụp tại xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình).
Mô hình trồng hoa màu của chị Lâm Thị Mát, ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, với 3 công đất, mỗi năm trồng 4 vụ (đậu đũa, dưa leo, khổ qua...) cho thu nhập 80-100 triệu đồng.
Chị Ðỗ Hồng Hoa, Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản Hồng Hoa, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, sử dụng thiết bị tráng bánh phồng hiện đại, góp phần tăng năng suất, hiệu quả gấp 3-5 lần so với phương pháp thủ công.
Loan Phương thực hiện