(CMO) Nghề hầm than đước tại Cà Mau hiện còn một số ít nơi làm, tập trung ở huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Hiện nay số lượng lò đã giảm nhiều so với những năm trước đây.
Nguyên liệu chính để hầm than là cây đước. Nơi tiêu thụ lớn chủ yếu là các quán xá. Giờ công nghệ hiện đại nên có nhiều nơi sản xuất các loại than thay thế cho than đước như than viên nén, than sinh học… Việc sản xuất than xuất khẩu hiện nay đang gặp khó. Cùng với đó, đời sống người dân ngày càng phát triển, mọi nhà đều sử dụng gas, điện thay than.
Công nhân dùng máy cắt cầm tay nhanh và tiện lợi hơn máy bàn. |
Dù hầm than là công việc vất vả, độc hại nhưng vì mưu sinh, người dân vẫn bám nghề. |
Lao động hầm than tuy đơn giản nhưng rất nặng nhọc. |
Chị Võ Ngọc Vân, công nhân HTX chế biến than 2/9 phân loại than chuẩn bị đem tiêu thụ. |
Các lò hầm than ở Cà Mau sản xuất cung cấp cho người dân địa phương là chủ yếu. Thành lập năm 2004, hiện HTX chế biến than 2/9, ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn vẫn duy trì truyền thống hầm than đước. Tuy cuộc sống còn bấp bênh, nhưng họ vẫn bám nghề.
“Mỗi lò 1 tháng cho ra 6-7 tấn than, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trên 10 triệu đồng. Hiện nghề hầm than vẫn được duy trì dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cấp chính quyền và ngành chức năng trong việc khai thác rừng”, Giám đốc HTX chế biến than 2/9 Nguyễn Thanh Bình cho biết./.
Vũ Trân