ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 06:00:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thành quả từ một chỉ thị kịp thời

Báo Cà Mau Cà Mau đã có thành tích cao trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nhờ những chủ trương đúng và kịp thời, hợp lòng dân.

Việc đánh bắt thuỷ hải sản mang tính chất tận diệt bằng các dụng cụ tự chế đã khiến NLTS như cá non, ấu trùng thuỷ sản tự nhiên... bị suy kiệt và nguy hiểm cho chính người sử dụng. Trước tình trạng này, vào cuối tháng 2/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó nêu rõ, UBND tỉnh và các địa phương trong tỉnh phải khẩn trương, quyết liệt ban hành chương trình hành động, phát động phong trào thi đua chống khai thác NLTS có tính chất huỷ diệt, tuyệt đối “nói không với xung điện, kích điện”.

Qua một năm thực hiện, toàn tỉnh đã có 14.080 cuộc tuyên truyền, giúp hơn 400 ngàn lượt người dân hiểu rõ và nắm vững chủ trương mới. Người dân đã chủ động giao nộp hơn 1.860 bộ dụng cụ xung điện, kích điện. Bên cạnh đó, có hơn 67.800 hộ dân tình nguyện ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc... để khai thác bất hợp pháp NLTS.

Những con số biết nói này cho thấy chủ trương của tỉnh hợp lòng dân, được người dân đồng thuận, nâng cao sự tự giác và ý thức trong việc bảo vệ NLTS. Chưa kể, nguồn cá non đã bắt đầu xuất hiện và sinh sôi nảy nở, giúp người dân có thêm thu nhập phụ từ bán con giống cho hộ nuôi.

Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đã quay lại giúp người dân có kế sinh nhai và tạo hiệu quả kinh tế.

Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đã quay lại giúp người dân có kế sinh nhai và tạo hiệu quả kinh tế.

Như hộ ông Nguyên Văn Ngại (ấp Tân Lợi A, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi), nhờ nguồn lợi cá nâu giống tự nhiên dưới sông rạch mà gia đình có được nguồn kinh tế trong thời gian qua. Ông Ngại cho biết: "Ða phần các hộ dân ở đây vớt cá để có thêm con giống thả nuôi trong vuông tôm của nhà mình, một số khác không có đất canh tác thì vớt cá bán lại cho nông hộ cần nguồn cá giống để nuôi. Như tôi, chỉ sau 2 tiếng vớt cá giống dọc tuyến sông Gành Hào, tôi thu được hơn 2 ngàn con cá nâu giống. Tôi bán lại mớ cá giống này cho chủ hộ nuôi tôm tại đây, kiếm được khoảng 500 ngàn đồng”.

Ông Trần Thành Tạo, ấp Tân Ðiền, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, có hơn 2 ha đất nuôi tôm, ông cho biết, cá nâu giống tự nhiên xuất hiện nhiều ở cống xổ tôm của người dân và được tận dụng để thả nuôi kết hợp, vì đây là một trong những loài cá đặc sản của vùng nước mặn tỉnh nhà. Ông Tạo bảo: “Cá lớn sẽ bằng cái chén, giá bán dao động từ 150-200 ngàn đồng/kg. Tôi cũng bất ngờ, bởi con sông trước nhà thuộc tuyến nhánh và nằm sâu trong nội đồng, nay lại xuất hiện nguồn giống tự nhiên nhiều đến vậy, tạo thêm thu nhập cho tôi cũng như nhiều hộ dân tại đây. Tôi nghĩ, đó là nhờ các chính sách cứng rắn của tỉnh giúp giảm hẳn việc đánh bắt tôm cá bằng xung điện, xiệt điện nên NLTS tự nhiên được phục hồi, mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống người dân chúng tôi".

Ngoài ra, qua giám sát và điều tra, lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương trong tỉnh còn tịch thu, tiêu huỷ gần 580 bộ dụng cụ xung điện, kích điện; xử phạt hành chính 700 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt lên đến 17 tỷ đồng... Riêng tại huyện Ðầm Dơi, qua tuần tra gần 1 năm trở lại đây, có 66/69 vụ sử dụng công cụ kích điện khai thác thuỷ sản trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có 2 vụ bị xử lý hình sự, kết án đến 9 tháng tù giam.

Lực lượng chức năng được sự hỗ trợ lớn của người dân trong công tác phòng chống đánh bắt thuỷ sản bằng các vật dụng tự chế.

Lực lượng chức năng được sự hỗ trợ lớn của người dân trong công tác phòng chống đánh bắt thuỷ sản bằng các vật dụng tự chế.

Ông Huỳnh Nhật Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Người dân trong huyện chấp hành tốt các chủ trương của Ðảng và Nhà nước, tuyệt đối không đánh bắt NLTS bất hợp pháp. Ðồng thời, chính họ cũng hỗ trợ lực lượng thi hành công vụ phát hiện kịp thời, xử phạt nghiêm minh, bằng cách giao nộp, tố giác các hành vi sai phạm, tạo sức răn đe cao trong cộng đồng và xã hội. Nhờ vậy, NLTS tự nhiên ngoài sông, rạch gần đây xuất hiện nhiều trở lại, và chính họ là người được hưởng lợi khi thực hiện chủ trương này”.

Bên cạnh việc tuyên truyền mạnh mẽ và xử lý nghiêm minh, nhiều địa phương còn triển khai xây dựng khu bảo tồn và phát triển cá đồng nhằm phục hồi NLTS vùng ngọt một cách hiệu quả nhất. Tại các địa phương thuộc vùng biển, các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện việc thả giống để tái tạo NLTS, thả rạn san hô nhân tạo làm nơi trú ngụ, sinh sản cho tôm, cá, thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân...

Với các giải pháp đã và đang triển khai, Cà Mau kỳ vọng sẽ sớm chấm dứt việc dùng xung điện, kích điện, chất nổ... khai thác thuỷ, hải sản. Ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, quyết tâm: "Xung điện, xiệt điện đã huỷ hoại cá con, cá giống, cá chết từ trong trứng, nếu kéo dài tình trạng này thì không còn gì trong tự nhiên. Người chịu thiệt hại lớn nhất chính là chúng ta. Phải kịp thời ngăn chặn hành động đánh bắt nguồn lợi thuỷ, hải sản bằng các hình thức gây nguy hiểm cho tự nhiên, để bảo vệ nhiều loài thuỷ hải sản trước nguy cơ tuyệt chủng. Ðây cũng là cách chúng ta bảo vệ nguồn lợi cho chính con cháu đời sau"./.

 

Lam Khánh

 

Ðồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) và sức ép sinh kế đối với ngư dân ven biển, tỉnh Cà Mau đang tích cực triển khai mô hình đồng quản lý dựa vào cộng đồng, trọng tâm là giao quyền và trách nhiệm quản lý tài nguyên biển cho chính người dân. Mô hình bước đầu ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặt nền tảng cho chiến lược phát triển nghề cá bền vững và phục hồi sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển.

Nỗ lực và trách nhiệm chống khai thác IUU

Quyết tâm thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết, tỉnh đang thực hiện cao điểm, trong đó huy động cán bộ chuyên môn, cán bộ các ngành, đoàn thể cấp xã, cấp huyện và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh điều tra, xác minh, lập hồ sơ số hoá tàu cá nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU (tàu sang bán chưa sang tên, tàu nằm bờ, tàu cá hết hạn giấy phép khai thác, hết hạn đăng kiểm, mất kết nối VMS...); thực hiện các biện pháp theo dõi, quản lý đối với từng đối tượng cụ thể để ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị các doanh nghiệp không thu trước cước thuê bao thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Trước những bất cập trong quá trình triển khai thu cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 3/6, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các đơn vị liên quan tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc tế để thống nhất phương án thu cước dịch vụ giám sát hành trình tàu cá. Đồng thời, vận động Công ty Cổ phần Thiết bị điện điện tử Bách Khoa và Công ty TNHH Công nghệ tự động hóa LTrần không thu trước cước phí thuê bao nhằm thực hiện thống nhất Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Chuyện gì khó, có dân lo

Huyện Ðầm Dơi có nhiều cách làm hay và sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân trong bảo vệ NLTS ngày càng được nâng cao.

Bảo vệ nguồn lợi cá đồng - Huy động tối đa sự vào cuộc của người dân

Triển khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp góp phần bảo vệ và khôi phục nguồn lợi cá đồng, tuy nhiên, gần đây vẫn còn nhiều đối tượng lén lút dùng xung điện khai thác. Huyện U Minh chỉ đạo các địa phương tiếp tục tuyên truyền, tích cực ra quân tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chống khai thác IUU

Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp rà soát việc triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh vào chiều 29/4.

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt là cam kết của các địa phương tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17). Thời gian qua, trong thực hiện chỉ thị này, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp sáng tạo để bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời nâng cao ý thức người dân.

Quan tâm đến sinh kế cho người dân mới là cái gốc lâu dài

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển tại Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức chiều 28/3.

Tuyên truyền chống khai thác IUU nơi đảo tiền tiêu

Cùng với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, các đồn biên phòng đứng chân trên tuyến đảo tiền tiêu của tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm từng bước gỡ "thẻ vàng" của EC.

Quyết bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử vừa Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý 2 khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng biển và nội đồng, với tổng diện tích gần 29.000 ha trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh, nhằm khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, góp phần bảo tồn giống loài, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ngành thuỷ sản tỉnh nhà theo Quyết định 389/QÐ-TTg ngày 9/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.