ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 07:06:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tháo “nút thắt” du lịch Hòn Đá Bạc

Báo Cà Mau (CMO) Hòn Đá Bạc, địa danh di tích, du lịch đã hình thành từ rất lâu đời mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Tuy nhiên, từ khi tỉnh chú trọng đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch thì nơi đây lại có chiều hướng phát triển “trái” với những mong đợi.

“Nguyên nhân được xác định là do công tác quản lý, trùng tu chưa đúng với quy mô, lợi thế vốn có của nó”, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng phân tích.

Hòn Đá Bạc, ngoài việc còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ của rừng, biển còn có di tích Chuyên án CM12, đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Ngày 22/6/2009, Bộ VHTT&DL đã ban hành quyết định công nhận di tích Hòn Đá Bạc - Trung tâm Chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 là di tích lịch sử quốc gia.

 Nhiều phần kè trên Hòn Đá Bạc để giữ các công trình điểm nhấn du lịch có dấu hiệu sạt lở.

Sau khi được công nhận, nhiều hạng mục công trình lịch sử được khởi công xây dựng, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Nhưng, từ khi chuyển giao về Bộ Công an và Công an tỉnh Cà Mau quản lý khai thác (năm 2014) thì bắt đầu những chuỗi sụt giảm và mất khách du lịch.

Vấn đề Hòn Đá Bạc trước nguy cơ không còn phục vụ tốt du khách thời gian dài vừa qua đã trở thành chuyện “nóng” cần giải quyết được Huyện uỷ, UBND huyện Trần Văn Thời và UBND tỉnh bàn bạc bằng nhiều phương án. Trong các phương án “vực dậy” tiềm năng Đá Bạc được xem là “mạnh” nhất đó là liên tiếp các công văn gởi Bộ Công an của UBND tỉnh (từ năm 2017 đến nay).

Tại Công văn số 2064/UBND-KGVX ngày 28/3/2019, UBND tỉnh Cà Mau, nêu rõ: Tháng 10/2014, Khu du lịch Hòn Đá Bạc được thu hồi chuyển giao Bộ Công an và do Công an tỉnh Cà Mau trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, việc đầu tư, nâng cấp phát triển sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức; Không thực hiện đầu tư xây dựng công trình, phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch cũng như chưa phát huy tiềm năng, lợi thế của Khu du lịch Hòn Đá Bạc.

Nhận thấy sự “phát triển ngược” này, tỉnh Cà Mau liên tục có ý kiến đề xuất với Bộ Công an thực hiện phương án chuyển giao Khu du lịch Hòn Đá Bạc cho địa phương nhưng từ tháng 11/2017 đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Kể cả ý kiến đề xuất bằng văn bản của tỉnh: “Nếu Bộ Công an vẫn chưa có điều kiện triển khai, đầu tư xây dựng, đề nghị Bộ chuyển giao toàn bộ di tích Khu du lịch Hòn Đá Bạc cho tỉnh quản lý và thực hiện các công việc lập quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 30/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020”.

Theo kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã xác định tập trung phát triển Khu du lịch Hòn Đá Bạc, đầu tư điểm du lịch tham quan, giải trí chất lượng cao, tạo tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng khu vực lân cận, tổ chức du lịch biển, bãi biển nhân tạo, dã ngoại, du thuyền... Thế nhưng, hiện tại khu du lịch vẫn chưa có dự án đầu tư phát triển, chưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết nào.

Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời Nguyễn Quốc Thanh chia sẻ: “Trần Văn Thời được ví như một Cà Mau thu nhỏ, đó là thực tế. Tuy nhiên, phát huy tiềm năng du lịch trên địa bàn thời gian qua lại gặp khó. Trong khi Hòn Đá Bạc là địa danh di tích du lịch có sẵn và các điều kiện kết nối đã hoàn thiện nhưng việc không phát huy lợi thế kéo dài từ sau năm 2014 đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển”.

Theo nguồn tin mới nhất của phóng viên Báo Cà Mau, ngày 16/4/2019, Bộ Công an đã cử cán bộ khảo sát thực tế Hòn Đá Bạc, làm việc với Công an tỉnh Cà Mau và các ngành liên quan để bàn bạc phương án đầu tư, tôn tạo nhằm vực dậy tiềm năng của Khu du lịch Hòn Đá Bạc. Đây là động thái mang dấu hiệu rõ ràng nhất sự quan tâm của đơn vị quản lý kể từ khi nhận bàn giao.

Nhiều năm gần đây, tỉnh đã ghi nhận nhiều dấu hiệu cất cánh của ngành du lịch. Những loại hình du lịch cộng đồng, kết nối tour, cùng với nhiều khu du lịch sinh thái mới hình thành đã thu hút lượng lớn du khách đến với Cà Mau. Đó cũng là công việc khó nhất của ngành khai thác du lịch nhưng các doanh nghiệp và người dân đã và đang thực hiện hiệu quả. Hòn Đá Bạc là địa danh di tích và là điểm du lịch hấp dẫn sẵn có, nếu không phát huy được thì đó là trách nhiệm rất lớn của đơn vị quản lý, khai thác./.

Phong Phú

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.