ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 09:09:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Báo Cà Mau Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mở lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà cho các bạn trẻ muốn thi vào Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mở lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà cho các bạn trẻ muốn thi vào Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.

- Chào ca sĩ Hồ Tuấn Phúc, lý do nào khiến bạn quyết định về Cà Mau mở lớp thanh nhạc cho các bạn trẻ có đam mê ca hát?

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc: Chín năm trước, khi đặt chân đến TP Hồ Chí Minh để học tập tại Nhạc viện, tôi đã ấp ủ mong ước là nếu bản thân học hành đến nơi đến chốn thì sẽ quay về quê nhà giúp các bạn trẻ giống như mình. Tôi thấy ở Cà Mau khá hiếm các lớp về thanh nhạc để rèn luyện kỹ năng cho các bạn từ thiếu nhi đến thanh - thiếu niên, nhất là để ôn thi vào nhạc viện. Vì vậy, tôi muốn có sự đóng góp cho quê hương và mở ra cho các bạn trẻ một con đường mới, không cần tốn kém quá nhiều để học thanh nhạc.

Ngày xưa, để ôn luyện vào nhạc viện, tôi phải đi ôn thi khá xa. Tôi cũng có những tủi thân, mặc cảm vì không được tiếp cận nghệ thuật chuyên nghiệp ngay từ nhỏ do điều kiện khách quan. Tôi muốn là người hỗ trợ định hướng để các bạn trẻ không lúng túng trên hành trình đến với ước mơ.

 - Bạn sắp xếp công việc tại TP Hồ Chí Minh như thế nào để duy trì lớp thanh nhạc tại Cà Mau, vì học phí chỉ nhận ở mức tượng trưng?

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc: Ðường sá bây giờ cũng thuận tiện hơn nhờ việc xây dựng các tuyến đường cao tốc. Ngày xưa đi 8 tiếng thì nay chỉ còn hơn 5 tiếng, và với sự phát triển của Cà Mau thì quãng đường sẽ ngày càng rút ngắn. Hơn nữa, khoảng cách địa lý với tôi không phải là vấn đề, tôi chỉ lo khi đăng thông tin tuyển học viên cho lớp thanh nhạc, mọi người ngại học phí cao mà không đăng ký. Vì profile của tôi là tốt nghiệp Nhạc viện TP Hồ Chí Minh và có quá trình làm ca sĩ biểu diễn chuyên nghiệp. Thế nên, tôi công khai luôn học phí để mọi người mạnh dạn tham gia.

Mỗi tháng, tôi sắp xếp về nhiều ngày. Những bạn nào muốn học 4 buổi, tôi sẽ chia ra dạy thứ Bảy và Chủ nhật, hoặc 2 ngày/tuần, buổi sáng dạy 60 phút và buổi chiều cũng tương tự, để các bạn tiếp cận dễ dàng. Nếu các bạn muốn học 2 buổi, mỗi buổi 2 tiếng vẫn được. Việc học hát chuyên nghiệp khác với những lớp thông thường, các bạn phải vận dụng đầu óc, vận dụng cảm giác để học. Tôi muốn cố gắng thu xếp công việc ổn định để duy trì lớp thanh nhạc, giúp các bạn có nhu cầu luyện thi vào các trường nghệ thuật chuyên nghiệp có kiến thức lẫn chuyên môn.

- Bạn cảm nhận sự đam mê âm nhạc của các bạn trẻ tại Cà Mau như thế nào?

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc: Khi đăng thông tin tuyển học viên, tôi thật sự bất ngờ vì đa số những bạn nhắn tin cho tôi là ở độ tuổi học trung học phổ thông. Các bạn giống tôi ngày xưa, bấp bênh và chông chênh như một người mù cố gắng tìm đường đến gần với đam mê ca hát.

Ngày xưa, khi tôi quyết định thi vào Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, tôi cũng phải tự mày mò tìm hiểu suốt mấy năm dài để biết cách thức thi, cách ôn luyện... Trong đó, có những môn mà bắt buộc thí sinh phải học bài bản, hoàn toàn khác kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Ðây là thi năng khiếu nên phải ôn luyện năng khiếu một cách kỹ lưỡng. Không phải các bạn hát tốt là sẽ thi đậu vào Nhạc viện. Ví dụ, thi hệ trung cấp của Nhạc viện, các bạn phải thi xướng âm và hát một bài nhanh cùng một bài chậm, nhưng hát theo giọng cổ điển và giọng opera. Giảng viên đòi hỏi các bạn hát đủ lực để xếp vào khoá đào tạo thể loại cho đúng. Ðiều này đồng nghĩa với việc các bạn phải biết về xướng âm, về nhạc lý. Hệ trung cấp của Nhạc viện đầu vào vô cùng khó, Các bạn phải biết gần như 90% những điều cơ bản về thanh nhạc mới có vé bước chân vào học.

Tôi đã mất nhiều tháng trời miệt mài học, đồng thời cân bằng với việc ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Việc sắp lịch luyện thi rất cực, nhưng vì đam mê nên tôi đã cố gắng kiên trì. Cứ mỗi thứ Sáu, tôi đi xe lên TP Hồ Chí Minh để học thanh nhạc trong 2 ngày: thứ Bảy và Chủ nhật. Ðó là những điều tôi từng trải qua. Tôi mong các bạn không vất vả như mình ngày xưa nhưng vẫn có cơ hội theo đuổi đam mê.

Hồ Tuấn Phúc (áo sọc) cùng các đồng nghiệp.

Hồ Tuấn Phúc (áo sọc) cùng các đồng nghiệp.

- Bạn thấy các bạn trẻ hiện nay có lợi thế ra sao khi tìm con đường đến với đam mê nghệ thuật so với thời của bạn?

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc: Nền âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây thiên về giải trí nhiều hơn và phát triển vươn tầm quốc tế, nên các bạn trẻ cũng có nhiều ưu thế hơn. Thời của tôi không có quá nhiều kênh social media để chia sẻ việc học như thế nào, thêm nữa, muốn kiếm được một người bước ra Nhạc viện để được "cầm tay chỉ việc" là rất khó, dẫn đến việc ôn thi khó khăn hơn nhiều. Còn bây giờ, các bạn có thể lên nhiều ứng dụng, hay có cơ hội gặp nhiều thầy cô để được tư vấn, định hướng thi cử, dạy về thanh nhạc.

 - Bạn có cảm thấy con đường đến với nghệ thuật của các bạn trẻ ở Cà Mau nói riêng, miền Tây nói chung khó khăn?

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc: Chúng ta làm nghề nào, học nghề gì cũng đều khó khăn. Khó nhất của các bạn miền Tây là cần người định hướng cũng như bổ trợ kiến thức để thi đúng phương pháp. Tôi muốn là người cầm đuốc chỉ đường để các bạn đi được suông sẻ hơn mình ngày xưa. Với việc mở lớp thanh nhạc tại quê nhà, tôi sẽ giúp các bạn biết được bản thân cần làm gì, học gì, rèn gì để bước vào một môi trường âm nhạc chuyên nghiệp.

- Cảm ơn ca sĩ Hồ Tuấn Phúc!

Lam Khánh thực hiện

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.

Trang sách mở…

​Thật lòng bây giờ nghe nói đến nhập nhập, tách tách, xuống xuống, lên lên là tôi rất… “oải chè đậu”. Hơn 30 năm theo Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh, tôi đã quá thấm cảnh “lên bờ, xuống ruộng”.

Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng

​“Một gia đình hạnh phúc là khi tất cả các thành viên đều hướng về nhau. Cùng quan tâm, cùng vun vén gìn giữ gia đình”.

Lướt mạng xã hội

Dân mạng Bạc Liêu vừa hân hoan, vừa luyến lưu trước thời khắc về với “mái nhà chung” Cà Mau