ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 10:32:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thay đổi tập quán sinh hoạt để cải thiện môi trường

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nguồn nước sông nội ô TP. Cà Mau bị ô nhiễm hữu cơ nặng và lượng chất rắn lơ lửng lớn, dòng chảy bị ảnh hưởng nên bồi lắng xảy ra với tốc độ khá nhanh.

Mức độ ô nhiễm rõ ràng nhất là đoạn sông từ cống Cà Mau đến ngã ba Hoà Trung, kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, kinh Thống Nhất, kênh Ba Khoanh, Kinh Mới, sông Cái Nhúc. Nước sông ô nhiễm làm ảnh hưởng đến mỹ quan và cảnh quan; đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản của thành phố mà còn ảnh hưởng đến sản xuất của các huyện lân cận.

Bờ sông chợ Phường 7, TP. Cà Mau luôn ngập ngụa trong rác. Ảnh: Minh Thức

Xả rác thoải mái

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là thành phố chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nhà ở ven sông nhiều cùng với chợ, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, phương tiện giao thông thuỷ tấp nập. Thế nhưng, hoạt động thu gom rác thải chưa triệt để, đặc biệt là ở các điểm chợ và các khu dân cư. Dòng chảy bị ảnh hưởng, thu hẹp và bồi lắng là do xây dựng và vận hành các công trình cống, kho bãi, nhà ở lấn chiếm lòng sông. Đặc biệt, ý thức chấp hành và thực thi pháp luật vệ bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa cao.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 10/4/2018 về việc khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường sống, bảo vệ sản xuất, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng công nghệ cải thiện chất lượng nước sông khu vực nội ô TP. Cà Mau” do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 10/10, nhiều giải pháp được các chuyên gia chia sẻ.

6 tháng cuối năm 2018, TP. Cà Mau đã có chủ trương tăng tần suất vớt rác liên tục hằng ngày, nhưng địa bàn vớt rác còn giới hạn trong phạm vi hẹp ở các đoạn sông nội ô. Trong khi đó, các đoạn sông chưa được vớt thì rác theo dòng chảy cũng lại đổ về trung tâm.

Hiện tỉ lệ hộ dân sinh sống ven sông có hợp đồng thu gom rác còn thấp. Các ghe hàng mua bán trên sông tại chợ đầu mối (Phường 7) không quản lý được việc thu gom rác. Thành phố chưa tổ chức thu gom rác cho các đối tượng này là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nhiều rác thải trên sông như hiện nay.

Theo ông Dương Thành Nghĩa, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau, thì vớt rác trên sông chỉ là việc khắc phục hậu quả. Do vậy, cần phải xác định nguyên nhân chủ yếu để có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh rác thải trên sông.

Để cải thiện được tình trạng rác thải trên sông, cải thiện chất lượng nước sông khu vực nội ô TP. Cà Mau trong điều kiện chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, ông Nghĩa đề xuất, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao ý thức cộng đồng đối với cư dân sống ven sông và mua bán trên sông. Thiết lập đường dây nóng để huy động nguồn lực to lớn trong cộng đồng dân cư cùng góp phần theo dõi, kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về việc xả thải bừa bãi. Song song đó, cần bổ sung nguồn kính phí vớt rác trên sông nhằm tăng tần suất và mở rộng địa bàn vớt rác. Tăng cường kiểm tra, xử phạt các dịch vụ rút hầm cầu không phép xả ra sông; quản lý chặt việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông của các nhà máy.

Việc lắp camera giám sát để phát hiện và xử phạt hành vi vứt rác ra sông là khó thực hiện. Có thể thông qua mạng xã hội để người dân giám sát cộng đồng và chia sẻ thông tin. Qua đó, cơ quan chức năng thu thập hình ảnh vi phạm làm cơ sở xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân để răn đe chung.

Do thói quen, tập quán sinh sống miền sông nước nên mật độ tập trung nhà ở ven sông rạch cao; nhiều cơ sở sản xuất, điểm thu mua, sơ chế thủy sản xả thải trực tiếp. Hơn nữa, tình trạng các tuyến sông, kinh rạch giao cắt nhau, sinh ra giáp nước gây bồi lắng nhiều, khả năng tiêu thoát nước kém. Việc thu gom, xử lý rác thải chưa được quan tâm đúng mức; kiểm tra, kiểm soát các nguồn xả thải chưa triệt để; ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế... Ngoài ra, công năng và hiệu quả của các công trình thủy lợi trong khu vực nội ô chưa đáp ứng nhu cầu. Một số công trình thủy lợi không còn thực hiện nhiệm vụ như thiết kế mà còn góp phần gây ô nhiễm môi trường khó kiểm soát. Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Cà Mau Lý Minh Khởi thông tin.

Theo ông Khởi, thời gian tới cần nghiên cứu để kiện toàn tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Tách bạch chức năng quản lý nhà nước, quản lý khai thác công trình thủy lợi. Cần củng cố hệ thống kết cầu hạ tầng công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa…

Chưa có quan điểm chung

Ông Lê Tuấn Hải, Phó chủ tịch UBND TP. Cà Mau, cho biết, hiện thành phố chưa quy hoạch hệ thống thoát nước (cả nước mặt và nước thải) mà mở rộng đến đâu thì xây dựng đến đó. Vì thế, hiện trạng là 1 hệ thống không đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình xử lý nước thải.

Trước đây có nguồn vốn ODA của Ý dự định triển khai cho xử lý nước thải của thành phố nhưng không thực hiện được. Khả năng tài chính của TP. Cà Mau cũng như của tỉnh thì không thể đảm đương nổi.

Làm thế nào thay đổi ý thức người dân nhằm cải thiện chất lượng nước nội ô thì thành phố đã làm rất nhiều cách, từ tuyên truyền đến vận động nhưng chưa chuyển biến. Đã qua, pháp luật quy định hành vi xả rác, xả thải bị xử phạt cụ thể nhưng chỉ áp dụng với tổ chức, còn cá nhân thì rất ít. 

Cơ quan quản lý về môi trường cho rằng, cá chết ở Đầm Dơi là do nước thải sinh hoạt của TP. cà Mau thải ra. Ông Lê Tuấn Hải mong muốn được đánh giá lại việc này. Bởi tại sao khu vực TP. Cà Mau là nơi trực tiếp xả mà vẫn nuôi thủy sản được, còn khu vực Đầm Dơi cá chết lại do xả thải từ thành phố?

Theo Thạc sỹ Đoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Cà Mau, thì nguyên nhân căn bản gây ô nhiễm là do ngập cục bộ xảy ra xuyên suốt vào mùa mưa. Hiện các miệng cống xả ra sông đều hở nên khi triều cường kết hợp với mưa lớn sẽ xảy ngập cục bộ. Lúc đó chất ô nhiễm từ hệ thống cống sẽ tràn lên mặt lộ gây ô nhiễm nặng.

Bất cập nữa là thiếu hệ thống hồ điều hòa. TP. Cà Mau có 2 hồ điều hòa nhưng hồ tại Phường 8 hiện đã san lấp 2/3, còn hồ Vân Thủy không thoát nước ra sông được mà trở thành nơi chứa nước thải. Chức năng hồ điều hòa là bể chứa chung để trung chuyển nước mưa cũng như nước thải để thoát ra môi trường, nhưng khi hồ điều hòa không làm tốt công năng đó đã dẫn đến ngập cục bộ, gây ô nhiễm.

Các khu dân cư, hẻm tự phát không có đường thoát nước mà người dân thải rác, nước thải sinh hoạt trực tiếp ra các ao, hồ gây ô nhiễm.

Do nguồn kinh phí hạn hẹp, Thạc sỹ Đoàn Hữu Nghị đề xuất lắp đặt hệ thống xử lý nước ở quy mô xóm, tuyến dân cư ngập cục bộ. Mặt khác, phải đẩy mạnh bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng. Đồng thời cải tạo hệ thống cống cũng như xem xét lại hệ thống hồ điều hòa, quản lý tốt các khu dân cư, hẻm tự phát.

Hồng Phượng

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.