ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 14:40:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Theo chân "lính" giữ rừng

Báo Cà Mau (CMO) Chỉ sau hơn một buổi cùng ăn, cùng ở và cùng tuần tra với những người “lính” đang làm nhiệm vụ bảo về rừng mùa khô trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tôi nhận ra một điều mà trong họ gần như không có, đó là khái niệm cuối tuần hay nghỉ lễ.

Theo chân anh Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm vườn Nguyễn Văn Liêm vượt đoạn đường hơn 7 km đến thăm anh em đang làm nhiệm vụ tại chốt 96-23. Mới khoảng 9 giờ sáng nhưng những cái chốt tạm với 3 phía là tôn này đã trở nên nóng bức vô cùng. Anh Hải (Nguyễn Văn Hải), chốt trưởng, loay hoay chuẩn bị bữa cơm cho anh em đang đi tuần tra trong rừng từ sáng sớm. “Khoảng 10 giờ anh em mới về tới để làm nhiệm vụ lên thang chông canh lửa, mình không tuần tra thì được phân công làm hậu cần”, anh Hải chia sẻ.

Chốt 96-23 được dựng lên khi bước vào cao điểm mùa khô. Do là chốt tạm nên điều kiện sống của anh em ở đây vô cùng khó khăn. Điều kiện sinh hoạt cơ bản từ trước đến sau cái gì cũng tạm giống như cái tên của nó. Những chiếc can loại 30 lít chứa nước ngọt để đánh răng, rửa mặt, ăn uống là vật dụng dễ nhận thấy và nhiều nhất nơi đây. Do không khoan được giếng nước cũng chưa có nước nối mạng nên anh em phải chở nước từ trạm khu vực kinh 100 cách đó khoảng 4 km về ăn, uống.

“Lúc đi giặt đồ anh em tranh thủ mang theo can để chở nước về phục vụ ăn uống và chỉ được xối lại một ca sau khi đã tắm nước phèn dưới sông”, anh Hải cho biết.

Cực nhọc là vậy, nhưng anh Hải đã hơn 20 năm gắn bó với khu vực rừng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ. “Giờ đây cuộc sống của tôi không thể tách khỏi rừng. Nhà ở khu vực trung tâm điều hành của vườn chỉ cách đây hơn 7 km nhưng đã gần 10 ngày nay chưa về”, anh Hải bộc bạch.

Uống vội vài cốc nước, chúng tôi tiếp tục xuyên rừng đến chốt 96-27, đây là chốt cố định nên được đầu tư cơ bản hơn rất nhiều. Ở đây có anh em đã theo nghề mười mấy hai mươi năm, cũng có người chỉ mới vào được hơn 1 tháng. Đó là trường hợp kỹ sư lâm sinh Võ Thành Đúng, vừa tốt nghiệp ra trường là vào hẳn trong chốt để trực lửa. Khi được hỏi vào đây ở kiểu này thì khi nào mới có vợ, em cười và đáp một cách rất hiền hoà: “Lúc nào cũng được mà, có gì đâu!”.

Các lực lượng tham gia tuần tra rừng.

Tất cả nhiệt huyết của những người đã gắn bó với rừng hơn 20 năm qua như anh Hải hay sức trẻ của Đúng và nhiều anh em khác đều chỉ hướng tới mục tiêu là không để xảy ra cháy. “Dù tuần tra luồn rừng hay lên chòi canh lửa có cực nhọc cỡ nào cũng không bằng một phần trăm của việc dập lửa khi có cháy, nên quyết tâm không để cháy xảy ra là điều anh em luôn ưu tiên hàng đầu”, anh Hải cho biết.

Ký ức về nỗi nhọc nhằn khi chữa cháy rừng, những hình ảnh liên quan đến vụ cháy rừng khu vực tuyến Kênh Đứng (còn gọi tuyến 24-93), do sét đánh vào những ngày cuối tháng 4/2016 lại tràn về. Sau hơn 12 giờ trực chiến với lửa, gần như toàn bộ anh em đều kiệt sức, bơ phờ, áo quần ướt sũng mồ hôi, mắt thâm quầng và gương mặt lấm lem tro bụi. “Nhiều cán bộ tham gia chữa cháy trong đợt ấy chỉ nhai mì gói sống cầm hơi”, anh Liêm kể.

Góp thêm câu chuyện của những người “lính” tham gia vào các vụ chữa cháy rừng còn có anh Phan Văn Bạch, kiểm lâm viên, hiện công tác tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Anh kể, vào năm 2002, khi còn làm tại Hạt Kiểm lâm huyện U Minh, năm ấy xảy ra cháy lớn tại khu vực từ T96 đến T90 của vườn, anh vừa trực tiếp chữa cháy, vừa tham gia dập ngún sau cháy nên phải ở trong rừng gần 1 tháng trời ròng rã. “Sau khi hoàn thành nhiệm vụ về nhà, gần như quên luôn việc cầm đũa để ăn cơm, phần do tay chân đau, mỏi rã rời, phần do gần 1 tháng ấy ăn cơm toàn là bốc”, anh Bạch chia sẻ.

Cán bộ chốt 96-27 kiểm tra độ khô hạn của rừng.

Gác lại câu chuyện chữa cháy, theo yêu cầu của anh em chốt trưởng chốt 96-27, anh Nguyễn Văn Vạn dẫn chúng tôi luồn rừng kiểm tra ẩm độ. Dù đã được báo trước đây là khu vực dễ đi nhất so với tất cả các tuyến mà các anh tuần tra hàng ngày, tuy nhiên, với cái nắng như đổ lửa và không chút gió, chúng tôi chỉ mới vào được một đoạn ngắn mồ hôi đã ướt sũng. “Đó là chưa kể mối nguy từ côn trùng, rắn rết, ong, kiến và muỗi…”, chốt trưởng Nguyễn Văn Vạn liệt kê.

Biết rõ mùa khô hạn hàng năm vô cùng khắc nghiệt, nên công tác chuẩn bị máy móc, trang thiết bị đã sẵn sàng khi có tình huống xấu xảy ra. Đến thời điểm này, vườn có 19 chòi canh lửa, 17 vỏ máy, 14 máy bơm, tổng chiều dài vòi chữa cháy trên 8.920 m và nhiều thiết bị khác.

Không chỉ thiết bị máy móc đã sẵn sàng, mà quan trọng hơn hết là con người luôn trong tâm thế đối diện với mọi tình huống khó khăn nhất. “Tất cả mọi người gác hết toàn bộ việc riêng tư, gia đình qua một bên, chuyên tâm cho công tác phòng chống cháy rừng. Những ngày này ai có công việc đột xuất và đặt biệt mới được về nhà, nhưng cũng chỉ về vào ban đêm và sáng phải có mặt để làm nhiệm vụ. Vì lợi ích chung, có nhớ vợ, nhớ con đến mấy chúng tôi cũng gắng chịu”, chốt trưởng Hải thổ lộ.

Cán bộ chốt 96-27 vận hành kiểm tra máy chữa cháy để đảm bảo luôn trong tư thế sẵn sàng.

Và bản thân anh Hải là một ví dụ. Dù chỉ cách nhà hơn 7 km nhưng đã hơn 10 ngày nay anh chưa một lần về thăm. Việc xa nhà này sẽ còn kéo dài mỗi lúc một nhiều hơn khi mùa khô vào cao điểm. Đêm, ở rừng U Minh tĩnh mịch là nổi kinh hoàng của không ít người, trong đó có cả tôi. Càng về khuya, muỗi cắn không còn đập nổi mà chỉ vuốt. Ngoài trời tối đen như mực, tiếng dế, muỗi và nhiều loại côn trùng khác tạo lên dàn âm thanh nghe buồn não ruột. Tất cả chỉ dành cho những người thật sự có đủ ý chí và nghị lực mới có thể trụ nổi.

Diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ hiện hơn 8.500 ha, những phần việc bảo vệ, giữ rừng làm quanh năm cũng không xuể. Ngoài nhiệm vụ PCCCR, anh em nơi đây còn phải tuần tra kiểm soát cả việc xâm nhập đặt bẫy, lưới các loại cá, đặc biệt là việc săn bắt động vật hoang dã, ăn ong...

Sau bữa cơm trưa tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tôi dong xe máy xuyên rừng trở về TP Cà Mau. Mặt trời trên đỉnh đầu, hầm hập và không chút gió. Tuy nhiên, điều này không khiến tôi bận tâm bằng chính câu nói của anh Hải lúc chia tay: “Hạnh phúc lớn nhất là mỗi khi nhìn thấy màu xanh của rừng”. Và những chòi canh lửa đã được chuẩn bị sẵn sàng cho các anh túc trực 24/24 dưới cái nắng hừng hực trong những tháng ngày sắp tới để hoàn thành ước mơ giữ mãi màu xanh cho rừng U Minh./.

Hiện nay, hầu hết rừng trong khu vực U Minh Hạ, rừng các cụm đảo đã bị khô với diện tích hơn 42.137 ha. Trong đó, dự báo cháy cấp III (cấp có khả năng cháy cao) là 23.788 ha, cấp IV (cấp nguy hiểm) là 5.574 ha. Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Lê Thanh Dũng cho biết, qua theo dõi, hiện nay mỗi ngày mực nước trong khu vực vườn giảm xuống khoảng 1 cm. Đến ngày 25/3, toàn bộ lực lượng sẽ tập trung vào trực lửa trên chòi canh 24/24.

Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.