ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:02:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Báo Cà Mau Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Vẫn còn thiếu nước ngọt

Thời gian tới, mực nước trên các kênh, rạch còn nước trong vùng ngọt hoá huyện U Minh và Trần Văn Thời tiếp tục xuống thấp, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng...; thời tiết ít mưa, nắng nhiều, lượng bốc hơi nước tăng cao, độ mặn trên các ao nuôi tôm lên cao, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm, cua... Qua đo đạc của ngành chuyên môn, độ mặn tại các tuyến sông lớn vượt ngưỡng 35‰, ngay cả sâu vào vùng nội đồng như ở huyện Thới Bình cũng đạt ngưỡng trên 30‰. Phạm vi xâm nhập mặn trên sông Gành Hào khoảng 70-80 km, trên Sông Ðốc khoảng 60-70 km.

Ðối với tình hình thiếu nước ngọt sinh hoạt, qua rà soát, khu vực đặc biệt khó khăn trong điều kiện tiếp cận nguồn nước chủ yếu tập trung ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình với khoảng 1.719 hộ, do không khai thác được nước ngầm, kênh rạch khô cạn, đường bị sụt lún, giao thông bị chia cắt...

“Ðiều đáng mừng là gần đây có rất nhiều đơn vị, tổ chức từ thiện đã tiến hành cấp nước ngọt miễn phí cho người dân thông qua nhiều hình thức, từ việc sử dụng tàu đến xe. Chẳng hạn, Quân khu 9 đã nhiều lần sử dụng tàu, xe cấp nước cho người dân U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình. Ngoài hải đảo thì Vùng Cảnh sát biển 4 và Hải quân Vùng 5 đã nhiều lần sử dụng tàu cấp nước cho cán bộ, chiến sĩ, ngư dân trên đảo Hòn Chuối. Hình thức cấp nước cũng đa dạng, từ việc bơm nước từ bồn, đến tặng bình chứa nước, can chứa nước, chai nước miễn phí, kịp thời và phù hợp thực tế tại địa phương. Người dân vui mừng và phấn khởi khi giải được cơn khát”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Trước những khó khăn do hạn hán gây ra, bằng tấm lòng nhân ái và trách nhiệm với xã hội, các tổ chức, đơn vị, lực lượng vũ trang tích cực tặng nước ngọt đến người dân vùng khát. (Ảnh chụp tại xã Biển Bạch, huyện Thới Bình).

Sớm khắc phục sụt lún, sạt lở

Ðến cuối tháng 4 vừa qua, tình hình sụt lún, sạt lở do hạn hán trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã có dấu hiệu giảm, tuy nhiên vẫn xuất hiện những vị trí sụt lún mới, như ở xã Trần Hợi có tuyến bờ Nam kênh Quảng Hảo với 3 vị trí; xã Khánh Hưng có tuyến bờ Bắc kênh Cơi Nhì với 1 vị trí, tuyến bờ Ðông kênh Hiệp Hoà 1 vị trí... Như vậy, đến nay có 135 tuyến đường trên địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời xảy ra tình trạng sụt lún, sạt lở do hạn hán, với chiều dài trên 17 km (đường bê tông trên 13,5 km), ước thiệt hại trên 26 tỷ đồng. Thiệt hại lớn là ở những tuyến đường bê tông có mặt đường rộng 3 m đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là những tuyến vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu. Như tuyến đường bê tông rộng 3 m với nhiều cây cầu từ xã Khánh Hưng sang xã Khánh Lộc nhằm đấu nối với tuyến đường bờ Bắc Sông Ðốc từ thị trấn Trần Văn Thời, thị trấn Sông Ðốc, chỉ mới đưa vào sử dụng đã sụt lún nhiều vị trí, gây thiệt hại nặng nề mặt đường, đường dẫn vào cầu, nghiêng cầu... Nhiều vị trí sụt lún hoàn toàn, làm cho giao thông bị chia cắt.

Bà Trương Thị Sơn, ấp Kinh Hãng A, xã Khánh Hưng, có nhà ngay khu vực có con đường, 2 cây cầu vừa mới xây dựng xong, vẫn còn mới mà đã xảy ra sụt lún, than thở: “Ðường, cầu mới vừa xây xong, chưa kịp mừng thì đã hư hỏng do hạn hán, đáng lo ngại hơn khi đây là tuyến đường chính để lưu thông, học sinh đến trường, đặc biệt vào ban đêm xảy ra nhiều vụ tự té ngã khi cố gắng vượt qua những vị trí sụt lún...”.

Cách đó không xa, đường dẫn 2 bên chân cầu Kênh Hãng (rộng 3 m) đã sụt lún hoàn toàn, làm mố trụ chân cầu nghiêng, kéo theo gây lệch gầm cầu, nguy cơ đổ sập hoàn toàn cây cầu bất cứ lúc nào, gây bất an cho người dân. Việc sửa chữa, khắc phục cầu Kênh Hãng sau này được đánh giá là rất khó khăn, tốn kém.

Sụt lún do hạn hán khắc nghiệt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông trên địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời. (Ảnh chụp tại đường và cầu Kênh Hãng A, xã Khánh Hưng).

Thực tế này không chỉ ở vùng ngọt Trần Văn Thời, mà hạn hán còn gây ảnh hưởng tại xã Khánh An, huyện U Minh khi xuất hiện 8 vị trí sụt lún trên tuyến kênh T19, Ấp 13 với chiều dài 152 m.

“Ðến cuối tháng 4, trên địa bàn các xã, thị trấn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đã khắc phục kè xịa cây tạm được 105 điểm, với tổng chiều dài 2.150 m; đã thực hiện cắt, tỉa cây được hơn 170 tuyến đường, cắt 1.975 cây, tỉa hơn 1.500 cây (gồm cây dừa, cây bạch đàn, cây gừa và loại cây tán lớn khác...)”, ông Kiều Minh Tiếng, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thông tin.

Những ngày qua, rải rác trên vùng ngọt huyện Trần Văn Thời đã có mưa nhưng lượng mưa không lớn. Dự báo khi có mưa, nước len qua những đường rạn nứt, tình hình sạt lở sẽ còn lớn rộng hơn. Ông Kiều Minh Tiếng cho biết, khi mùa mưa đến, lúc các tuyến kênh, rạch đã đầy nước thì địa phương sẽ tiến hành gia cố, nạo vét bồi, trúc đất đen các đoạn sụt lún, sạt lở và làm lại mặt đường bê tông để đảm bảo cho sản xuất và nhu cầu đi lại của Nhân dân trong vùng.

“Việc này, Tổ khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu về mức độ thiệt hại do sạt lở, sụt lún đang tiến hành khảo sát, đánh giá để tham mưu đề xuất UBND huyện xem xét; có ghi nhận hình ảnh thiệt hại ban đầu, xác định thứ tự ưu tiên để khi có điều kiện thì khắc phục sớm sau khi xác định được danh mục công trình và tổng kinh phí cần khắc phục”, ông Kiều Minh Tiếng thông tin, đồng thời cho biết, địa phương kiến nghị sử dụng từ nguồn kinh phí dự phòng, kinh phí từ quỹ Phòng, chống thiên tai để khắc phục, cùng với đó là tranh thủ sự hỗ trợ từ cấp trên.

Thiệt hại do hạn hán sẽ còn diễn biến phức tạp, việc khắc phục sẽ gặp nhiều khó khăn và khi mùa mưa đến, Cà Mau lại tiếp tục ứng phó trước tình trạng sạt lở trên các tuyến sông, vùng ven biển. Có thể thấy, Cà Mau là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề và quanh năm do tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Rất cần có sự chủ động, tích cực từ nhiều phía, nhất là từ người dân tại chỗ, và cần nguồn lực đầu tư đủ mạnh để ứng phó kịp thời, phù hợp thực tiễn nhằm giảm thiểu thiệt hại, để đời sống người dân ổn định và bền vững hơn. Trước mắt, cần có giải pháp và khắc phục cho được thực tế của việc hình thành các tuyến lộ giao thông nông thôn nằm ven các tuyến kênh, sông như hiện trạng trước đây, có như thế mới không xảy ra sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống, lãng phí nguồn ngân sách và tài sản Nhân dân./.

 

Trần Nguyên

 

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

Từ đầu năm đến nay, thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là sạt lở, lốc xoáy, gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương vào cuộc, chủ động trong phòng, chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời

Phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai nên chuyện thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do đó, bên cạnh những giải pháp nhằm giúp người dân chủ động thích ứng, giảm thiểu thiệt hại, thì công tác giúp dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

Sạt lở - Lo thường trực, lực chưa toàn

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông luôn là vấn đề thời sự "nóng", bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, nhất là tại các huyện ven biển Ðông. Sạt lở ngày một diễn biến phức tạp, trong khi nguồn lực để ứng phó vẫn là bài toán khó.

Cảnh báo ngập do mưa lớn trên địa bàn TP Cà Mau

Trong những ngày qua, trên địa bàn thành phố Cà Mau có những cơn mưa lớn gây ra tình trạng ngập sâu đối với một số tuyến đường có độ cao thấp trên địa bàn thành phố Cà Mau, ảnh hưởng lớn đến việc lưu

Sẵn sàng mọi phương án và điều kiện để hộ đê

Sử dụng giải pháp kè rọ đá; thả đá khan; dùng cừ tràm, màng chống thấm HDPE và bao tải đất... là những phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu trong “Phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu và phòng, chống thiên tai năm 2024 tỉnh Cà Mau”, vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1624/QÐ-UBND.

Chống xâm thực từ biển - Cuộc chiến quyết liệt, lâu dài

Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài đường bờ biển; từ năm 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau), ngập tràn hơn 120.000 ha đất nuôi thuỷ sản, hàng trăm hộ dân phải sơ tán, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.