ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 03:21:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thú chơi sinh vật cảnh

Báo Cà Mau Cũng như những bộ môn khác, sinh vật cảnh có những chuẩn nhất định; trong đó, chuẩn vinh danh cao quý là Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong thú chơi sinh vật cảnh.

Để được chứng nhận này, nhà vườn phải có diện tích từ 500-800 m2, thu nhập cao hơn thu nhập bình quân của người dân địa phương từ nhà vườn, có giá trị lưu vườn ước tính đạt trên 2 tỷ đồng…

Ông Tạ Hoàng Nguyên, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau, thông tin, năm 2024, Hội đã khảo sát trên 20 nhà vườn, có 8 nhà vườn được vinh danh là Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia.

Chăm sóc một hoặc vài cá thể trong hệ sinh vật cảnh khá đơn giản, nhưng đối với những nhà vườn sinh vật cảnh tiêu chuẩn quốc gia lại khác: khuôn viên rộng, cây cảnh nhiều, số lượng cây có giá trị lớn... Ðể nhà vườn phát triển tốt, ít hao hụt thì thời gian và công sức bỏ ra rất nhiều.

Sự xuất hiện của những nhà vườn tiêu biểu cấp quốc gia là minh chứng rõ nét cho diễn tiến của thú chơi sinh vật cảnh ngày nay.

Sự xuất hiện của những nhà vườn tiêu biểu cấp quốc gia là minh chứng rõ nét cho diễn tiến của thú chơi sinh vật cảnh ngày nay.

Ông Nguyên phân tích, thú chơi cây có nhiều tiểu tiết. Trong đó, bonsai được nhiều người ưa chuộng, nhưng ít người chạm đến vì sự kỳ công. Những nhà vườn đạt chuẩn quốc gia hiện tại có khá nhiều sản phẩm bonsai thành phẩm. Ðiều này cho thấy, quá trình hình thành nhà vườn tiêu chuẩn quốc gia là kỳ công và chiếm số ít trong tổng thể nhà vườn hiện hữu tại địa phương.

Toạ lạc tại vùng ven đô TP Cà Mau, nhà vườn của ông Ðỗ Văn Hạnh có khuôn viên rộng, với hơn 200 cây cảnh, chủ yếu là cây tàng lớn, bonsai và hoa kiểng. Tiếp cận thú chơi sinh vật cảnh từ khá lâu, nhưng năm 2002, ông Hạnh mới chính thức tạo vườn. Ðể sở hữu lượng lớn cây như hiện tại là cả quá trình, từ việc săn tìm đến chăm sóc.

“Dù bận rộn công việc khác, nhưng tôi không quên tự tay chăm sóc những “đứa con tinh thần”. Nhìn chúng sinh trưởng với những dáng, thế độc lạ, tôi thấy vui và quên hết mệt nhọc”, ông Hạnh bộc bạch.

Ông Đỗ Văn Hạnh chia sẻ, để tạo ra một Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia là cả quá trình, cần có sự đam mê.

Ông Đỗ Văn Hạnh chia sẻ, để tạo ra một Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia là cả quá trình, cần có sự đam mê.

Ông Nguyễn Hữu Lộc (Phường 5, TP Cà Mau) cũng sở hữu Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia. Khu vườn với hơn 100 cây cảnh được ông bố trí ngăn nắp, tạo mảng xanh và không khí trong lành.

Ông Lộc chia sẻ: "Trồng cây cảnh tốn kinh phí đầu vào và phân thuốc, về sau chủ yếu là lấy công làm lời. Quan trọng là cần có kiến thức nền, phải kiên trì, bởi có cây phải mất nhiều năm mới hoàn thiện ý tưởng. Cây càng già càng giá trị. Kinh doanh cây hoàn toàn không sợ ế như những mặt hàng khác trên thị trường".

Một góc nhỏ trong khuôn viên Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia của ông Nguyễn Hữu Lộc.

Một góc nhỏ trong khuôn viên Nhà vườn Sinh vật cảnh tiêu biểu cấp Quốc gia của ông Nguyễn Hữu Lộc.

Từ sự tạo tác của người chơi dựa trên nền tảng sẵn có của cây trong tự nhiên, giới chơi bonsai định hình và phân chia theo từng những dáng, thế khác nhau: long đàn phượng vũ, trực quân tử, xuy phong, thác đổ… Loại cây mà người chơi cây nói chung và chủ nhân những nhà vườn được vinh danh đủ tiêu chuẩn quốc gia nói riêng đều muốn sở hữu là cây tàng.

Nghệ nhân Quốc gia Phạm Chí Công (thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi) cho biết, cây tàng kén người chơi, bởi công chăm sóc nặng. Một cây to, lâu năm, khi đem về lên chậu thì dinh dưỡng rất quan trọng, cần chăm sóc đặc biệt để cây không bị mất sức. Một cây tàng dáng độc lên chậu có giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.

Nghệ nhân Quốc gia Phạm Chí Công (thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi) hỗ trợ nhiều nhà vườn chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh.

Nghệ nhân Quốc gia Phạm Chí Công (thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi) hỗ trợ nhiều nhà vườn chăm sóc, uốn tỉa cây cảnh.

Tại Cà Mau, sinh vật cảnh có bước phát triển đáng kể. Chuỗi giá trị do sinh vật cảnh đem lại ngày càng được thể hiện rõ nét, định hình và vượt qua ranh giới của một thú chơi tiêu khiển đơn thuần. “Làm kinh tế từ sinh vật cảnh” cũng như sự xuất hiện của những nhà vườn tiêu biểu là minh chứng rõ nét cho những diễn tiến của thú chơi sinh vật cảnh ngày nay./.

 

Văn Ðum

 

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.

Trang sách mở…

​Thật lòng bây giờ nghe nói đến nhập nhập, tách tách, xuống xuống, lên lên là tôi rất… “oải chè đậu”. Hơn 30 năm theo Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh, tôi đã quá thấm cảnh “lên bờ, xuống ruộng”.

Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng

​“Một gia đình hạnh phúc là khi tất cả các thành viên đều hướng về nhau. Cùng quan tâm, cùng vun vén gìn giữ gia đình”.

Lướt mạng xã hội

Dân mạng Bạc Liêu vừa hân hoan, vừa luyến lưu trước thời khắc về với “mái nhà chung” Cà Mau