ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 10:25:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thư viện thân thiện

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, chương trình Thư viện thân thiện trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) phối hợp với Tổ chức Room to Read thực hiện đã được triển khai ở nhiều trường trên địa bàn TP Cà Mau. Chương trình nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học, hướng đến mục tiêu giúp các em trở thành người đọc độc lập trong tương lai, là người có kỹ năng đọc và thói quen đọc.

Tại thư viện thân thiện, sách được phân loại theo trình độ đọc và trưng bày trên kệ. Học sinh dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc và tự lấy được sách để đọc. Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý, học sinh di chuyển dễ dàng để chọn sách và vật phẩm giáo dục.

Thư viện thân thiện Trường Tiểu học Quang Trung (Phường 5) được thành lập năm 2021, do Tổ chức Room to Read tại Việt Nam hỗ trợ. Ðúng như tên gọi “Thư viện thân thiện”, nơi đây đã tạo được sự thoải mái, ham thích cho học sinh mỗi khi đến đọc sách. Không gian thư viện được thiết kế đẹp mắt, sắp xếp khoa học, ngăn nắp, hợp lý để học sinh dễ dàng di chuyển chọn sách. Thư viện có trên 3 ngàn cuốn sách, điểm nhấn đó là sách được phân loại bằng bảng màu, dán mã màu tương ứng với từng loại sách, theo các khối lớp khác nhau, giúp học sinh dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc và tự lấy được sách.

Giờ đọc sách tại thư viện thân thiện của học sinh Trường Tiểu học Quang Trung.

Cô Ðỗ Kiều Nương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, cho biết: “Thư viện thân thiện có đủ không gian để học sinh tham gia vào các hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn, trả sách. Ðồng thời, nhà trường sắp xếp thời khoá biểu học tại thư viện 1 tiết/lớp/tháng. Trong tiết học tại thư viện, giáo viên hướng dẫn, giúp phát triển thói quen đọc sách, luyện viết văn, rèn chính tả. Từ đó, hình thành kỹ năng đọc sách, văn hoá đọc, góp phần phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh”. 

Tại đây còn thiết kế, bố trí các góc hoạt động khác nhau như: góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, góc tra cứu, góc sáng tạo. Những góc trò chơi, sáng tạo này đã lôi cuốn học sinh tìm đến với thư viện nhiều hơn, khuyến khích các em tham gia các hoạt động tại thư viện. Nhờ vậy, thư viện đã dần trở thành nơi các em muốn đến để thư giãn, để tìm hiểu sau những tiết học.

Em Nguyễn Bùi Thanh Ngọc, học sinh lớp 3C, cho biết: “Thư viện trường là điểm đến mà chúng em không thể bỏ lỡ trong giờ chơi. Bởi nó không chỉ đẹp, gần gũi, giúp chúng em giải toả căng thẳng sau giờ học, mà còn là kho tàng kiến thức phong phú. Không chỉ thế, sau mỗi tiết học tại thư viện, được nghe cô giáo đọc sách, em và các bạn cùng nhau vẽ tranh hoặc cùng nhau đánh cờ vua, cờ cá ngựa. Chúng em cảm thấy rất vui khi đến thư viện”.

Tại Trường Tiểu học Hùng Vương, thư viện thân thiện của trường đã hoàn chỉnh, với số đầu sách hiện có hơn 4 ngàn, bao gồm sách giáo khoa, tài liệu phục vụ dạy và học, truyện tranh… Từ khi triển khai hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên hướng dẫn các em hàng ngày đến thư viện thân thiện tìm hiểu các loại sách, đọc sách, truyện. Ngoài ra, còn có hệ thống hướng dẫn việc quản lý và sử dụng thư viện rõ ràng, có cán bộ thư viện chuyên trách được tập huấn kỹ thuật để quản lý thư viện.

Tại thư viện thân thiện, học sinh được tiếp cận sách một cách dễ dàng. Kệ sách và sách được bố trí phù hợp theo lứa tuổi và theo lớp.

Cô Lê Thị Vũ Khúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương, cho biết: “Thư viện được sắp xếp theo hướng mở, thân thiện nhằm khuyến khích học sinh đến với thư viện, tạo điều kiện cho các em tiếp cận sách dễ dàng, tìm được quyển sách phù hợp với sở thích và khả năng đọc của mình. Sách được trưng bày trên kệ mở, được phân loại theo trình độ đọc và được dán mã màu. Kệ sách được thiết kế phù hợp với chiều cao của học sinh tiểu học, sơn theo từng mã màu tương ứng. Các đồ vật khác như thảm xốp, bàn thấp, vật phẩm giáo dục cũng được trang bị và sắp xếp nhằm tạo ra môi trường đọc thân thiện, cuốn hút học sinh. Học sinh trong trường rất hứng thú khi được tham gia các hoạt động của thư viện thân thiện, phong trào đọc sách của học sinh sôi nổi. Cùng với việc xây dựng mô hình thư viện thân thiện, nhà trường còn quan tâm xây dựng kho sách”.

“Tại thư viện thân thiện, chúng tôi đã bố trí rất khoa học, có góc tra cứu, góc viết vẽ, trò chơi; các giá sách có nhiều chủng loại và được sắp xếp bài bản, ngăn nắp. Từ khi có thư viện thân thiện, cứ mỗi giờ ra chơi, rất nhiều học sinh chạy ngay đến thư viện, nhanh tay chọn cho mình những cuốn sách yêu thích, rồi tìm chỗ ngồi đọc. Chúng tôi rất vui và mong muốn thông qua hoạt động thư viện sẽ ươm mầm văn hoá đọc cho học sinh ngay từ nhỏ”, thầy Ðỗ Văn Dụng, giáo viên trực tiếp quản lý thư viện nhà trường, chia sẻ.

Ðể phát triển văn hoá đọc cho học sinh, Phòng GD&ÐT TP Cà Mau đã chỉ đạo các nhà trường phát triển loại hình thư viện thân thiện. Qua thời gian hoạt động, đến thời điểm hiện tại, một số trường đã phát huy tối đa công dụng của thư viện, có nhiều lượt học sinh tham gia đọc sách, mượn sách về nhà đọc.

“Từ việc phát triển các thư viện này cho thấy khả năng đọc, nghe, viết của học sinh tiến triển rõ nét và sự hứng thú của các cháu đối với sách cũng tăng lên. Nếu thư viện phát huy theo hướng thân thiện như thế này ở các trường học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố”, ông Lê Minh Trí, Trưởng phòng GD&ÐT TP Cà Mau, khẳng định./.

 

Quỳnh Anh

 

Liên kết hữu ích

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.