ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 00:47:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thúc đẩy kinh tế nông thôn

Báo Cà Mau Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng của địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP, huyện Năm Căn đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức, đặc biệt là tạo điều kiện để các chủ thể tham gia các sự kiện được tổ chức trên địa bàn tỉnh, khu vực; tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP ngoài tỉnh.

Ðiểm chung của bà con huyện Năm Căn là tận dụng thế mạnh, lựa chọn các mặt hàng thuỷ sản để sản xuất kinh doanh. Sau khi phát động thực hiện chương trình OCOP, từ cách làm thủ công dần dần được thay thế quy trình sản xuất hiện đại, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm truyền thống địa phương.

Chương trình OCOP góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương. (Ảnh: Thu hoạch tôm đất sinh thái tại HTX Tài Thịnh Phát Farm).

Ông Mai Sáu, Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát (xã Hàng Vịnh), chia sẻ: "Ở đây có vùng nguyên liệu rất phong phú, đặc biệt là con tôm, ban đầu tôi có ý nghĩ làm bánh phồng tôm để bà con ăn thử, làm quà biếu, rồi bán chút ít. Qua nhiều năm sản xuất có kinh nghiệm, bà con ăn cảm thấy ngon, thị trường ưa chuộng, từ đó mở rộng quy mô sản xuất".

“Thời gian đầu, HTX sản xuất nhiều mặt hàng để tìm hiểu thị trường, qua 6 năm thực hiện, đến nay, HTX có 6 sản phẩm chủ lực gồm: tôm khô sinh thái, thịt cua sinh thái, chà bông tôm, chả tôm, riêu tôm, tôm nõn”, anh Lê Hữu Nhiệm, HTX Tài Thạnh Phát Farm (xã Tam Giang) cho biết.

Thịt cua sinh thái của HTX Tài Thịnh Phát Farm là 1 trong 4 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, đang hoàn thiện hồ sơ nâng hạng 4 sao vào cuối năm nay.

Ngoài ra, thực hiện các chính sách hỗ trợ chủ thể tham gia chương trình OCOP, huyện phối hợp với các sở, ngành chuyên môn tỉnh hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng trụ sở, kho, mua sắm máy móc, thực hiện các chương trình chứng nhận sản phẩm, tem, nhãn hiệu, bao bì, với tổng nguồn vốn trên 4,6 tỷ đồng (Nhà nước hỗ trợ trên 1,5 tỷ đồng).

“Có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, từ tỉnh đến cơ sở hỗ trợ trợ, giúp đỡ các chủ thể OCOP, qua đó, tạo điều kiện tốt nhất để các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, hoàn thiện chất lượng, mở rộng thị trường sản phẩm để chủ động tham gia đánh giá phân hạn OCOP”, ông Trần Thanh Nghị, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, thông tin.

Anh Huỳnh Trung Kiên, Công ty TNHH SX-TM-DV Kiên Cường (xã Hàng Vịnh), cho biết thêm: “Ðược sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, năm 2021, sản phẩm bánh phồng tôm của công ty được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, từ đó, mở rộng thị trường, từng bước nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện nay, công ty đầu tư thêm hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại hơn để tiếp tục nâng hạng OCOP lên 4 sao, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng của Năm Căn - Cà Mau”.

Hiện nay, huyện có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó có 2 chủ thể được cấp giấy chứng nhận HACCP và 1 hợp tác xã có vùng nguyên liệu được cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, với diện tích 50 ha.

Máy móc từng bước được hoàn thiện, dự kiến công suất sản xuất bánh phồng tôm của Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát đạt từ 1-1,5 tấn sản phẩm/ngày, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của các chủ thể, góp phần nâng cao chất lượng sản vật đặc trưng của vùng ngặp mặn Năm Căn đến tay người tiêu dùng. Chỉ tính riêng năm 2022, các chủ thể đã cung ứng ra thị trường 43.300 tấn sản phẩm OCOP, ước tổng doanh thu gần 21 tỷ đồng. Hầu hết các sản phẩm có mặt ở các tỉnh, thành trong cả nước, kể cả nước ngoài. 

“OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Là một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM”, ông Trần Thanh Nghị nhấn mạnh./.

 

Công Tố

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.