ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:40:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hành nghề di sản

Báo Cà Mau Nghề gác kèo ong mật ở xứ rừng U Minh Hạ có từ lâu đời, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Với giá trị tiêu biểu, nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia (theo Quyết định số 4613/QÐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019), tạo thêm động lực cho người dân gắn bó với nghề, phát triển nghề bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng U Minh Hạ.

Hiện nay, nghề gác kèo ong trở thành sản phẩm du lịch được các khu du lịch sinh thái ở Cà Mau tổ chức thực hành để phục vụ du khách trải nghiệm các công đoạn như: làm kèo, gác kèo, lấy tổ ong, vắt mật và thưởng thức các sản phẩm từ ong...

Bảo tồn, phát triển nghề di sản gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ không chỉ là bảo vệ không gian văn hoá truyền thống, mà còn là sự kết hợp linh hoạt với chính sách phát triển nông thôn mới.

Công đoạn phơi kèo ong. (Trong ảnh: Nghệ nhân Trịnh Trọng Đức, Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm kèo ong bằng cây gỗ địa phương, chuẩn bị gác ong mật).

Nghệ nhân Phạm Duy Khanh (giữa) gác kèo dẫn dụ ong mật về làm tổ, đồng thời hướng dẫn truyền nghề cho con và người thân để bảo tồn, phát huy nghề di sản.
 

Nghệ nhân Phạm Duy Khanh (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) sau khi gác kèo dẫn dụ đàn ong về làm tổ, thì sau 30 ngày, tổ ong cho gần chục lít mật vàng ánh.

 

Công đoạn vắt mật ong. (Trong ảnh: Chị Lê Kiều Phiên trình diễn vắt mật ong rừng tại Khu Du lịch Mười Ngọt, Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

 

Sản phẩm mật ong rừng U Minh - thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Cách viết đơn xin việc chuyên nghiệp

Sáng kiến hay - Cảnh quan khởi sắc

Những năm qua, tỉnh Cà Mau tập trung nhiều nguồn lực, sáng kiến và các giải pháp thiết thực cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và thu về được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nhờ các tuyến đường NTM mà xóm làng đã khởi sắc, khang trang.

Xã vùng ven thay áo mới

Ðược tách ra từ xã Hoà Thành nên xã Hoà Tân cũng có bề dày truyền thống cách mạng. Mấy mươi năm qua, các thế hệ cán bộ, đảng viên, Nhân dân xã Hoà Tân đã và đang nỗ lực trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu mạnh.

Phụ nữ U Minh với nhiều mô hình làm theo Bác

Thời gian qua, cùng với các hoạt động chuyên môn, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện U Minh còn tích cực tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, được các cấp hội và hội viên phụ nữ trong huyện hưởng ứng, với nhiều việc làm thiết thực. Nổi bật là mô hình Tổ hùn vốn hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho hội viên phụ nữ khó khăn.

Xoá nhà tạm để nâng cao chất lượng nông thôn mới

Các địa phương đã và đang tập trung công tác xoá nhà dột nát, nhà tạm để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng NTM.

Cách làm hay của trạm y tế vùng sâu

Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân đã có cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết

Tháng 5/2024, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) do Hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin SXH đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, từ ngày 20/9 vừa qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin SXH cho người dân, tại gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc, trong đó có VNVC Cà Mau.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Toả bóng cho đời

“Toàn tỉnh có trên 10 ngàn người cao tuổi (NCT) tham gia hoạt động trên các lĩnh vực công tác như: xây dựng Ðảng, chính quyền; trong các tổ chức chính trị - xã hội; thành viên tổ an ninh, dân phòng, dân phố; công tác hoà giải ở cơ sở... Trong số đó, có nhiều NCT được giao các nhiệm vụ quan trọng, góp phần tích cực trong công tác lãnh đạo, xây dựng, phát triển ở các địa phương trong tỉnh. NCT còn tham gia phát triển kinh tế, làm kinh tế giỏi và luôn phát huy được vai trò “đầu tàu” gương mẫu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững trật tự, an ninh chính trị tại địa phương”, ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Ðại diện Hội NCT tỉnh, phấn khởi cho biết.

Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện với nhiều hình thức thiết thực. Qua đó, giúp bà mẹ và trẻ em được tiếp cận dịch vụ CSSK hiện đại, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực cho trẻ. Điển hình như tại xã Khánh Hoà, huyện U Minh, địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống.

Khánh Hưng chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, Khánh Hưng đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.