Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng 54 dân tộc anh em và cũng là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại. Vùng đất Nam Bộ (trong đó có Cà Mau) rất tự hào với một di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, đó là loại hình Ðờn ca tài tử Nam Bộ. Cà Mau còn có 6 di sản phi vật thể cấp quốc gia khác đã được công nhận.
- Nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thuỷ Long là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
- Công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm tôm khô
- Khởi công tu bổ, tôn tạo Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng
Thời đầu khẩn hoang, Cà Mau do cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer cùng chung tay khai phá. Trong tiến trình cần lao xây làng, lập ấp, cuộc sống ông cha rất vất vả, phải mưu sinh trăm nghề để có miếng cơm, manh áo: khai thác rừng, hầm than, gác kèo ong, muối ba khía, làm tôm khô, dệt chiếu... Lúc nông nhàn, bà con xúm xít ngâm nga vài câu vọng cổ, hay thưởng thức những nhịp phách, tiếng gõ, tiếng đàn, tiếng trống trong dàn nhạc Trống Lớn của đồng bào Khmer anh em.
Cuộc sống không ngừng thay đổi và phát triển, những nghề và làng nghề do các bậc tiền nhân tạo dựng vẫn tồn tại theo thời gian. Chính vì thế, nhiều nghề thủ công truyền thống ở Cà Mau đã trở thành nét văn hoá độc đáo, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khai thác những tinh hoa di sản phi vật thể như: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Vía Bà Thuỷ Long, Ðờn ca tài tử Nam Bộ, Nhạc Trống Lớn của người Khmer và những đặc sản tinh tuý từ nghề truyền thống như: tôm khô, mật ong, ba khía muối... sẽ tạo nên sản phẩm du lịch văn hoá giàu bản sắc; góp phần thu hút du khách, làm cho hoạt động du lịch Cà Mau thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn với bạn bè trong và ngoài nước.
Ðờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, xuất hiện hơn 100 năm trước, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.
Các nghệ nhân ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, diễn tấu Nhạc Trống Lớn.
Nghề làm tôm khô được đầu tư máy móc, nhà kính phơi, sấy, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nghề muối ba khía được gìn giữ và trao truyền qua hàng trăm năm, đến nay vẫn tồn tại và phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Nghề gác kèo ong ở rừng tràm U Minh Hạ có từ thời khai hoang lập ấp.
Huỳnh Lâm thực hiện