ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 15:15:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Báo Cà Mau (CMO) U Minh có thế mạnh trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Nhằm chuyển dịch kinh tế đúng hướng, thời gian qua, huyện đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Các dự án, mô hình mới, cách làm hay, bám sát thực tiễn và bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả.

Chỉ riêng giai đoạn 2015-2020, huyện đầu tư xây dựng 119 mô hình (tỉnh hỗ trợ 81 mô hình, huyện thực hiện 38 mô hình) về nông nghiệp (lúa, rau màu, gia súc, gia cầm, chuối hữu cơ...).

Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng nông thôn dần hoàn thiện giúp U Minh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ngày càng có chiều sâu và mang lại kết quả tích cực. Lộ bê-tông đến các lâm phần, rất thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá và đi lại, xe ô-tô tải có thể đến tận nhà dân để thu mua sản phẩm. Những loại lâm sản, nông sản thế mạnh của huyện như: cây tràm, keo lai, chuối..., được thuận lợi xuất đi những vùng khác. Có những nông sản như: chuối cấy mô, chuối Nam Mỹ đã thuận lợi xuất khẩu sang Nhật Bản, Dubai… đem đến thu nhập cho người dân có nơi lên đến vài trăm triệu đồng/hộ/năm.

Bên cạnh đó, huyện U Minh còn có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng kết hợp du lịch biển. Hiện nay, có nhiều tuyến du lịch sinh thái đã định hình, thu hút nhiều lượt du khách tìm đến với U Minh, có thể kể đến các khu du lịch sinh thái: Sông Trẹm, Hương Tràm và Hoa Rừng; khu thương mại cửa biển Khánh Hội, vườn dâu Cái Tàu… Huyện hướng đến sẽ có tuyến du lịch hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu du lịch, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ thiên nhiên và mở rộng các nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Một góc thị trấn U Minh.

Chương trình xây dựng NTM được các cấp lãnh đạo huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt. Năm qua, huyện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ðến cuối năm 2020, huyện có 3 xã đạt chuẩn NTM, thị trấn U Minh đạt 22/26 tiêu chí văn minh đô thị.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, sự giám sát của HÐND và sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của UBND huyện, sự nỗ lực, quyết tâm của các ngành, các cấp và Nhân dân đã góp phần đưa kinh tế - xã hội năm 2020 của huyện tiếp tục phát triển ổn định. Thu ngân sách vượt chỉ tiêu đề ra. Hệ thống cầu, lộ nông thôn, các tuyến điện kéo mới không ngừng được đầu tư. Các chế độ, chính sách an sinh xã hội được quan tâm triển khai kịp thời, tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Công tác cải cách hành chính được quan tâm triển khai đồng bộ, nhất là việc thực hiện cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch.

Hiện nay, trên địa bàn huyện U Minh có hơn 170 doanh nghiệp với hơn 1.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nổi bật là cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau tại xã Khánh An do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư, vận hành khai thác, đóng góp gần 30% ngân sách hàng năm cho tỉnh Cà Mau.

Mục tiêu năm 2021 và thời gian tới, huyện U Minh quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, tiếp tục đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Tập trung các nguồn vốn để đầu tư phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với 4 ngành hàng chủ lực của huyện (chuối, gỗ, cá đồng và lúa). Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng gắn với việc liên kết tìm đầu ra sản phẩm, tạo thị trường ổn định. Phát triển mô hình kinh tế tập thể và kinh tế trang trại phù hợp với từng địa bàn cơ sở. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,5% trở lên, cận nghèo 0,3% trở lên; giải quyết việc làm, đào tạo nghề và truyền nghề đạt theo kế hoạch đề ra. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân./.

 

Quang Phúc

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.