ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:32:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiện ích cho người dân

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2022 được xác định là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. Ðể công tác chuyển đổi số đạt hiệu quả, huyện Ngọc Hiển đã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, các tổ công nghệ số cộng đồng đã tận tay hướng dẫn người dân cài đặt sổ theo dõi sức khoẻ điện tử qua app vnCare nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặt lịch khám bệnh và được tư vấn từ xa nhanh chóng mà không cần đến cơ sở y tế. Từ đầu năm đến nay, huyện Ngọc Hiển đã tạo tài khoản cho 15.063 người, chiếm 22,24% dân số.

Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân cài đặt app khám bệnh từ xa.

Bà Nguyễn Mai Lý, Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, bày tỏ: “Tôi thấy ứng dụng vnCare rất tiện lợi có thể đặt thời gian khám bệnh cũng như cơ sở y tế cần đến mà không phải bắt số chờ đợi lâu như trước đây. Trên phần mềm này có nhiều tính năng lắm, tôi nghĩ ai có điện thoại nên cài đặt ứng dụng này để có thể nhận kết quả khám và thanh toán Online ngay trên điện thoại”.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh công tác hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số trên thiết bị điện thoại thông minh mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng VssID mọi lúc, mọi nơi, nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết hữu ích như tra cứu thông tin về mã số bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm… giúp người dân từng bước tiếp cận với công nghệ số trong cuộc sống.

Ông Ðàm Quang Lương, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Phần mềm VssID tích hợp nhiều tiện ích cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm xã hội. Ðặc biệt phần mềm VssID đã giúp người tham gia bảo hiểm y tế tiết kiệm được thời gian, các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện các thủ tục khám bệnh nhanh chóng, thuận lợi hơn. Phấn đấu đến cuối năm 2022, Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển sẽ cài đặt ứng dụng VssID cho trên 33.000 người với tỷ lệ đạt 30%, đảm bảo chỉ tiêu theo đề án chuyển đổi số của huyện đề ra”.

Với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số, huyện Ngọc Hiển triển khai đến các xã, thị trấn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn mở tài khoản, mở điểm chấp nhận thanh toán điện tử cho các cơ sở kinh doanh, mua bán và người dân trên địa bàn. Ðể đảm bảo mục tiêu đề ra, thị trấn Rạch Gốc phối hợp với VNPT - Vinaphone Ngọc Hiển tuyên truyền, hướng dẫn người dân và các cơ sở kinh doanh cài đặt ứng dụng VNPT money trên điện thoại di động thông minh để thanh toán các dịch vụ sử dụng thường ngày trên môi trường mạng được nhanh chóng không phải chờ đợi lâu. Ðối với các cơ sở kinh doanh và người dân khi đã cài đặt ứng dụng VNPT money có thể quét mã QR để thanh toán tiền với thao tác đơn giản, dễ thực hiện chỉ cần ít phút có thể giao dịch thành công.

Ông Nguyễn Quốc Biên, Cửa hàng trưởng VNPT - Vinaphone huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Những năm qua, các dịch vụ tài chính số cá nhân của VNPT đã liên tục phát triển, được khách hàng đón nhận, ủng hộ. Hiện nay, chúng tôi đã triển khai gần 100 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thị trấn và tiếp tục triển khai đến các xã còn lại, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh cài đặt số tài khoản để nâng cao tỷ lệ người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt. Với VNPT money, chúng tôi kỳ vọng sẽ đem đến một môi trường số hoá tài chính đơn giản, an toàn, tiện lợi, phù hợp với mọi người dân hướng đến nền kinh tế số”.

"Tập trung tuyên truyền sâu rộng đến với người dân, để người dân quen dần với công nghệ số trên các thiết bị di động; từng cán bộ, công chức, viên chức phải nâng cao nhận thức và hướng dẫn người dân sử dụng các app qua thiết bị di động. Quyết tâm của huyện đến năm 2025 có hơn 35% dân số sử dụng các dịch vụ khám bệnh từ xa, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thanh toán bằng các app như VNPT Money, thay dần hình thức sử dụng văn bản giấy bằng trao đổi Online, dùng chữ ký số… Phát triển nền tảng công nghệ còn là mục tiêu quan trọng để thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển", ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin./.

 

Chí Hiểu

 

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Số hoá, phục vụ vì dân

Ðẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, là nhiệm vụ quan trọng mà huyện Phú Tân triển khai trong nhiều năm qua.

Cải cách, nâng chất vì sự hài lòng

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển tập trung cải cách hành chính (CCHC) theo hướng sát với điều kiện, tình hình thực tế địa phương, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nổi bật là việc triển khai các mô hình hiệu quả về cải cách TTHC.

Tăng tốc để nâng mức độ hài lòng

Qua kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của tỉnh cho thấy, các sở, ban, ngành tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Ðặc biệt là các tiêu chí, tiêu chí thành phần về kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Từ đó, thể hiện rõ nét những thay đổi của tỉnh trong việc đẩy mạnh giải quyết TTHC qua môi trường mạng, ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.