ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 20:35:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiện lợi dịch vụ công trực tuyến

Báo Cà Mau Năm 2023, tỉnh Cà Mau gặt hái được nhiều thành công trong việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Sự chung tay nỗ lực của các cấp, các ngành, trong đó, Sở Công thương đã đưa tỉnh Cà Mau xếp hạng thứ nhất về Bộ Chỉ số cung ứng DVCTT.

Năm qua, Sở Công thương cùng với Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh tham mưu UBND tỉnh công bố 100% TTHC của ngành đều thực hiện qua môi trường mạng, được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG).

Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau, cho biết, năm 2023, Sở Công thương đã xử lý trên 30 ngàn hồ sơ trên môi trường mạng, kết quả thống kê đạt 99,7% tổng số hồ sơ của ngành. Ðặc biệt, ngành công thương năm 2023 thực hiện tốt DVCTT, cụ thể là thực hiện tốt việc đăng ký các hoạt động khuyến mãi qua DVCTT để các doanh nghiệp (DN) có điều kiện giới thiệu sản phẩm, phát triển kinh tế, góp phần cho kinh tế tỉnh nhà có bước phát triển vượt bậc.

Công chức Sở Công thương trực quầy tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh.

Bà Lê Hồng Nhã, Chuyên viên Văn phòng Sở Công thương, thông tin: "Sở Công thương đã thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ người dân, DN nộp hồ sơ trực tuyến, như hỗ trợ tại quầy tiếp nhận hồ sơ, qua điện thoại... Khi DN gọi đến sẽ có người hướng dẫn qua điện thoại, Zalo... để tạo tài khoản. Ðối với DN chỉ cần có chữ ký số để xác thực, còn đối với người dân thì cần số điện thoại thuê bao chính chủ trên thiết bị thông minh".

Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, đó là chia sẻ của bà Trịnh Diễm Phương, kế toán Chi nhánh Cửu Long 5, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, từ khi thực hiện TTHC qua DVCTT. "Trước đại dịch Covid-19, công ty thực hiện TTHC trực tiếp, từ lúc dịch bệnh đến nay, chuyển sang nộp hồ sơ trực tuyến. Lúc mới thực hiện được sự hỗ trợ nhiệt tình từ công chức phụ trách tiếp nhận hồ sơ của Sở Công thương, giờ hầu hết các bước thực hiện đều thông suốt", bà Trịnh Diễm Phương cho biết.

Tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại đó là chia sẻ của bà Trịnh Diễm Phương, kế toán Chi nhánh Cửu Long 5, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm từ khi thực hiện TTHC qua DVCTT.

Công ty Xăng dầu Cà Mau là đơn vị kinh doanh những mặt hàng có điều kiện. Chính vì vậy, các TTHC liên quan đến cấp phép, giấy phép kinh doanh khá nhiều. Ðối với những TTHC này, trước đây phải đến trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương hay các đơn vị liên quan để đăng ký thủ công. Hiện tại, đơn vị chủ động thực hiện các thủ tục trên môi trường mạng.

Ông Nguyễn Văn Thể, Phó giám đốc Công ty Xăng dầu Cà Mau, cho biết: "Việc thực hiện DVCTT đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Người của DN chỉ cần ngồi tại trụ sở, không phải đi lại, phải ngồi chờ đến lượt, không phải in ấn thành phần hồ sơ... Chỉ cần scan thành phần hồ sơ để nộp, theo dõi được tiến độ giải quyết hồ sơ, tiện ích này rất phù hợp với hoạt động chuyển đổi số hiện nay".

Xác định vị trí, vai trò là một trong những ngành khá quan trọng, góp phần trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm qua, Sở Công thương đã phối hợp với Trung tâm Giải quyết TTHC tích hợp, chia sẻ dữ liệu của ngành với giải quyết TTHC để làm giàu dữ liệu, khai thác hiệu quả dữ liệu của ngành.

"Thời gian tới, Trung tâm Giải quyết TTHC sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đặc biệt là Sở Công thương nhằm đảm bảo dữ liệu ngành công thương đúng - đủ - sạch - sống, từ đó khai thác hiệu quả DVCTT. Ðặc biệt, từ tháng 7 năm nay sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống định danh điện tử, do đó còn nhiều việc cần phải làm, thay đổi một số thông tin cho phù hợp với hệ thống định danh điện tử... Trung tâm sẽ phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ DN làm sạch dữ liệu, định danh lại các DN, đảm bảo các hoạt động đăng ký giải quyết TTHC ngành công thương được thông suốt, an toàn", ông Hồ Chí Linh cho biết./.

 

Hồng Phượng

 

Tìm nguyên nhân tụt hạng Chỉ số PAPI

Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, tỉnh Cà Mau thuộc nhóm thấp nhất, với 40,10 điểm, xếp hạng 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 20 bậc so với năm 2022, đứng thứ 12 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là lần sụt giảm mạnh của tỉnh đối với chỉ số này.

Chuẩn mực, chuyên nghiệp hướng đến sự hài lòng

Công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh Cà Mau thực hiện toàn diện và đạt nhiều kết quả tích cực, không ngừng nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế vùng đất cực Nam Tổ quốc. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, những người trực tiếp thực thi công vụ.

Chuẩn hoá dữ liệu mã số thuế cá nhân

Thực hiện Ðề án 06, đồng thời để chuẩn bị chuyển đổi sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) theo quy định của Luật Quản lý thuế, ngành thuế tích cực triển khai rà soát chuẩn hoá dữ liệu MST cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, số lượng chuẩn hoá chưa cao, cần đẩy nhanh tiến độ.

Số hoá thủ tục lĩnh vực đất đai

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ công, khắc phục tình trạng chậm, muộn, đi lại nhiều lần của người dân trong việc yêu cầu trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích đo địa chính thửa đất để hoàn tất hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục này, góp phần số hoá thủ tục lĩnh vực đất đai.

Cải cách hành chính trong Ðảng

Cùng với cải cách hành chính (CCHC) trong chính quyền, CCHC trong Ðảng là nhiệm vụ quan trọng, được tỉnh Cà Mau tập trung triển khai với nhiều giải pháp và đạt kết quả nổi bật, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và toàn xã hội.

Cải cách tốt, phát triển nhanh

Ðể thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác cải cách hành chính (CCHC), nhận được sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nhiều đột phá mới

Tại huyện Thới Bình, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã và đang được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở. Nhờ đó, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng khi đến các cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng cao.

Gỡ khó hoá đơn điện tử lĩnh vực xăng dầu

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp (DN) khác trên địa bàn, các DN lĩnh vực xăng dầu không ngừng thực hiện chuyển đổi số, góp phần đem lại thuận lợi, minh bạch cho người tiêu dùng và cả công tác quản lý. Tuy nhiên, hiện nay, thực hiện quy định của Bộ Tài chính, từ ngày 1/7/2022, tất cả DN, tổ chức kinh tế phải chuyển đổi sang thực hiện hoá đơn điện tử (HÐÐT), trong đó có DN, tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, gây không ít khó khăn cho các đơn vị kinh doanh.

Tiện lợi dịch vụ công trực tuyến

Năm 2023, tỉnh Cà Mau gặt hái được nhiều thành công trong việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Sự chung tay nỗ lực của các cấp, các ngành, trong đó, Sở Công thương đã đưa tỉnh Cà Mau xếp hạng thứ nhất về Bộ Chỉ số cung ứng DVCTT.

Ðiển hình số hoá trong cải cách hành chính

Là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), thời gian qua, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, hài lòng người dân và doanh nghiệp.