ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-4-25 12:41:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếng hát từ xứ sở hoa tràm

Báo Cà Mau (CMO) Trong lần tôi tiếp xúc với Ngọc Nhịn tại buổi ghi hình Chương trình “Cội nguồn đờn ca tài tử (ÐCTT) Nam Bộ” ở làng nghề đan đát truyền thống Nguyễn Phích (huyện U Minh), trông Ngọc Nhịn rất trẻ so với độ tuổi 40. Nghệ nhân Quốc Sĩ nói rằng, Ngọc Nhịn chọn nghề ca hát thoả lòng đam mê của mình nên tâm hồn lúc nào cũng vui tươi, tràn đầy sức sống, nên mới trẻ thế.

Lỡ hẹn một ước mơ!

Ngọc Nhịn sinh ra ở xứ hoa tràm U Minh, cha mẹ là giao liên, từng tham gia vào đoàn văn công địa phương phục vụ văn nghệ cho bộ đội nơi căn cứ làng rừng. Lớn lên từ cái nôi ca hát của gia đình, từ bé đã thẩm thấu vào tâm hồn những câu vọng cổ, những làn điệu Nam ai, Nam xuân ngọt ngào của mẹ và giọng truyền cảm của cha nên Ngọc Nhịn đã sớm bộc lộ năng khiếu ca hát.

Năm 1997, trong dịp lễ công nhận Ấp 2, xã Nguyễn Phích đạt chuẩn ấp văn hoá, Ngọc Nhịn hát bài vọng cổ chào mừng và có cơ hội được gặp Soạn giả Huỳnh Khánh, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin. Nhận thấy năng khiếu của Ngọc Nhịn, ông xin rút cô về Ðoàn Cải lương Hương Tràm để đào tạo cho học nghề, nhưng vào thời điểm đó gia đình gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế.

Tài tử Ngọc Nhịn.

Vậy là một ước mơ đành lỗi hẹn! Không làm được nghệ sĩ chuyên nghiệp, Ngọc Nhịn chọn cho mình hướng đi riêng. Học xong THCS, năm 2000, khi mới bước sang tuổi 19 như không ít cô gái thôn quê, Ngọc Nhịn đã lập gia đình. Rồi năm 2002, 2004, hai đứa con kháu khỉnh lần lượt chào đời, chị càng thêm gánh nặng. Thời gian gần chục năm bên tổ ấm chăm sóc, nuôi dạy con cái và vun đắp hạnh phúc gia đình cũng là ngần ấy năm chị mưu sinh bằng nghề truyền thống đan đát sản phẩm tre, trúc ở xứ sở U Minh, nên tạm gác niềm đam mê trở thành diễn viên sân khấu cải lương chuyên nghiệp.

Dâng tiếng hát cho đời

Gần 10 năm xa dần với phong trào ca hát, có những đêm Ngọc Nhịn hát ru con với “Tấm lòng của má”, “Ðêm trở gió”, “Hương tràm”, “Mùa mật ngọt”… với chất giọng ngọt ngào, sâu lắng. Biết vợ còn rất đam mê nghệ thuật, anh Võ Chí Danh, chồng chị, đã tạo điều kiện và ủng hộ hết mình để vợ tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ ÐCTT.

Do nhà ở gần Ðài Truyền thanh huyện U Minh nên mỗi khi chương trình văn nghệ được phát sóng, Ngọc Nhịn đều được nghe và thưởng thức giọng ca những thần tượng của mình như NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Út Bạch Lan... Thấy Ngọc Nhịn đam mê cải lương, chị Hồng Nhiên, biên tập viên của đài, đã chép nhiều lời bài nhạc tặng Ngọc Nhịn. Thế là những lúc rảnh rỗi, chị “tha hồ mà hát”. Thuộc được lời của bài bản, Ngọc Nhịn mạnh dạn tham gia sinh hoạt ÐCTT, rồi tập tành lên sân khấu, rồi dự thi, đoạt nhiều giải thưởng.

Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử mà Ngọc Nhịn tham gia tại làng nghề đan đát truyền thống Rạch Chệt, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. (Ảnh chụp trước dịch Covid-19)

Ngọc Nhịn tâm sự: “Tôi có được kết quả như ngày hôm nay, không phải là ngẫu nhiên, mà do cả một quá trình rèn luyện cùng với lời động viên của gia đình, người thân, bạn bè khơi dậy niềm đam mê ca hát… Còn yêu nghề, gắn bó với ÐCTT là phải từ những năm 2008 trở về sau”.

Gia đình Ngọc Nhịn luôn ủng hộ, nhất là ông xã đã động viên, tạo điều kiện cho vợ hát trên sân khấu, có những cuộc thi anh ngồi dưới khán đài vừa thưởng thức, vừa cổ vũ, vừa giữ con để vợ được bay cao với tiếng hát trên sân khấu.

Trong những lần sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ, Ngọc Nhịn luôn được các nghệ nhân đờn như tài tử Sáu Thế, Trung Kiên… hướng dẫn nhạc lý, tập ca thử những bài vọng cổ, rồi quen dần, tiếp cận với những bài bản lớn trong 20 bản Tổ, để rồi đến ngày hôm nay, Ngọc Nhịn “đóng đinh” tên tuổi của mình gắn liền với những bài bản Oán.

Hôm đến nhà tài tử Ngọc Nhịn ở xứ U Minh bốn mùa hoa tràm thơm ngát, Ngọc Nhịn chia sẻ với tôi xem nhiều kỷ vật lưu niệm được treo trang trọng trên bức tường nhà, đó là bằng chứng nhận, bằng khen, giấy khen giải Nhất, Nhì, Giọng hát hay của huyện, Giải A Liên hoan ÐCTT cấp huyện, tỉnh, khu vực… Ðặc biệt là bằng chứng nhận Quán quân “Nhà nông tài tử tranh tài”, cuộc thi do Ðài PT-TH Sóc Trăng phối hợp với Ðài PT-TH Bình Dương tổ chức năm 2019. Ðó là hành trang trên bước đường dấn thân vào nghiệp cầm ca của Ngọc Nhịn.

Trò chuyện với Ngọc Nhịn, chị thẳng thắn chia sẻ: “Muốn thành danh, phải lăn lộn với nghề để tích luỹ những kiến thức mới trưởng thành. Tôi may mắn khi được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, soạn giả tên tuổi đi trước chỉ dạy, như NSƯT Minh Ðương, tác giả Huỳnh Hồng, Minh Ðăng, Nghệ nhân dân gian - Danh cầm Trường Giang… Ðược tôi luyện trong môi trường làm nghề nghiêm túc, có nền nếp là trải nghiệm hết sức quý giá”. Học nghề từ những buổi luyện thanh, diễn xuất, bàn luận với các bậc đàn anh đi trước đã giúp cho Ngọc Nhịn trưởng thành rất nhiều. Chính vì sự chịu học và siêng năng mà Ngọc Nhịn đã dần khẳng định tên tuổi và có chỗ đứng trong lòng khán giả trên sóng Tiếng hát Phát thanh - Truyền hình. Với hơn 100 bài hát được thu, phát trên sóng Ðài PT-TH Cà Mau, Ngọc Nhịn đã “đóng đinh” tên tuổi giọng hát ngọt như hoa tràm U Minh đến với công chúng khán thính giả.

20 năm như con ong “chăm chỉ say nghề”, niềm đam mê nghệ thuật vẫn còn cháy mãi trong lòng chị./.

 

Huỳnh Lâm

 

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.