ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:36:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếp sức cho hộ thoát nghèo, cận nghèo

Báo Cà Mau Khoảng cách đời sống giữa hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo với hộ nghèo, hộ cận nghèo chênh lệch không nhiều, một khi gặp tai nạn, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế (BHYT), phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh thì nguy cơ tái nghèo nhanh. Vì vậy, việc HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết 32/2023/NQ-HÐND quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 là rất cần thiết, đáp ứng mong mỏi của người dân.

Theo báo cáo của Sở Y tế, năm 2022, tổng số người thuộc hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo là 14.178 người. Năm 2023, số người tham gia lại BHYT là 7.748 người, còn 6.430 người chưa có điều kiện để tiếp tục tham gia BHYT (trong đó, mới thoát nghèo là 3.364 người, thoát cận nghèo là 3.066 người). Nguyên nhân cơ bản là do đời sống kinh tế của họ còn nhiều khó khăn nên không có điều kiện tham gia BHYT.

Theo quy định, hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được cấp thẩm quyền công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo thì không thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2021-2022, tần suất khám bệnh, chữa bệnh của người thoát nghèo và thoát cận nghèo là 1,52 lần/thẻ. Qua con số thống kê cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này rất cao. Trong khi năm 2023 còn 6.430 người chưa có điều kiện để tiếp tục tham gia BHYT, mà giá dịch vụ y tế ngày càng tăng, nếu không hỗ trợ kịp thời, đối tượng này có nguy cơ tái nghèo nhanh.

Cấp uỷ, chính quyền xã Tân Lộc Bắc tăng cường xuống địa bàn tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH.

Ðể thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, mục tiêu giảm nghèo bền vững, cũng như vượt chỉ tiêu bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh, tiến tới BHYT toàn dân, tại kỳ họp thứ 12, HÐND tỉnh đã thông qua ban hành Nghị quyết số 32/2023/NQ-HÐND quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, nghị quyết quy định hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ thoát nghèo và 50% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ thoát cận nghèo theo quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian hỗ trợ mức đóng BHYT là 1 năm/người. Người thoát nghèo, thoát cận nghèo của năm 2023 thì được hỗ trợ mức đóng BHYT năm 2024. Người thoát nghèo, thoát cận nghèo của năm 2024 thì được hỗ trợ mức đóng BHYT năm 2025.

Nghị quyết 32 quy định hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ thoát nghèo và 50% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ thoát cận nghèo.

Trong thời gian thực hiện hỗ trợ mức đóng BHYT cho người thuộc hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo theo quy định của nghị quyết này, nếu đối tượng có chính sách hỗ trợ khác từ Trung ương, tỉnh Cà Mau thì thực hiện theo quy định của Trung ương, của tỉnh Cà Mau và chỉ hỗ trợ mức đóng BHYT phần chênh lệch cao hơn so với quy định của Trung ương, của tỉnh.

Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ mức đóng BHYT từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 là gần 5 tỷ 360 triệu đồng.

Năm 2023, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, có 46 hộ thoát nghèo, 86 hộ thoát cận nghèo. Ông Võ Văn Ấu, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: "Ngay từ đầu năm, các đồng chí cấp uỷ phụ trách ấp tăng cường xuống địa bàn tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT. Ðồng thời, phối hợp rà soát, lập danh sách người tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT thuộc nhóm ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng, để người dân được kịp thời thụ hưởng. Hiện tỷ lệ người dân tham gia BHYT của xã đạt 95,6%”.

Là hộ mới thoát nghèo năm 2023, ông Trần Thanh Phong, Ấp 5, vui mừng khi được địa phương tuyên truyền cho biết năm nay gia đình được hỗ trợ 70% mức đóng BHYT. Nhà ông Phong có 4 khẩu, nếu mua BHYT một lượt thì hơn 2,7 triệu đồng; áp dụng nghị quyết này, gia đình ông chỉ đóng chưa tới 1 triệu đồng. Ông Phong phấn khởi: “Gia đình tôi sống bằng nghề buôn bán nhỏ, thu nhập không mấy ổn định. Nhờ sự hỗ trợ này mà tôi có thể xoay xở đồng vốn, làm chuồng trại nuôi heo theo dự án từ chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững”.

Hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh là chính sách nhân văn, tiếp sức kịp thời để đối tượng này có thêm điều kiện vươn lên; đồng thời góp phần thực hiện chính sách an sinh, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội./.

 

Mộng Thường

 

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.

Khi nghị quyết đi vào cuộc sống

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, một trong những kết quả nổi bật mà huyện U Minh đạt được những năm qua là công tác giảm nghèo. Ðặc biệt, với 2 nghị quyết Chuyên đề số 04 và 07 của Huyện uỷ đi vào cuộc sống, đã đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.

HÐND tỉnh sẽ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Kỳ họp thứ 14 tới là kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HÐND tỉnh, dự kiến tổ chức 3 ngày, khai mạc từ ngày 10/7. Tại kỳ họp, HÐND tỉnh sẽ thông qua 7 báo cáo và 16 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Phát triển văn hoá, con người trong giai đoạn mới

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ðặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW) và Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 15/4/2016, của Tỉnh uỷ, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển; các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hoá gắn với xây dựng chính quyền và xây dựng kinh tế thực hiện khá đồng bộ và chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ”, nhân ái, nghĩa tình, góp phần làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân trong tỉnh.

Nhiều chuyển biến trong thực hiện cấm khai thác tận diệt

Ngày 3/6, ông Nguyễn Việt Triều, Chi cục phó Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, vui mừng thông tin, tiếp tục có 8 hộ dân tự nguyện đến giao nộp 8 bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản tận diệt cho Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc, Trạm Kiểm ngư Cái Ðôi Vàm. Trước đó, vào ngày 27/5, cũng có 2 ngư dân đến Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc giao nộp 2 bộ kích điện. “Qua thông tin từ các hộ tự nguyện giao nộp cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có những hộ khác làm theo. Việc làm này giờ đã trở thành phong trào”, ông Triều hồ hởi chia sẻ.

Nhân văn chính sách cho người lầm lỗi

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QÐ-TTg, về chính sách tín dụng đặc biệt dành cho những người đã chấp hành xong án phạt tù (Quyết định 22). Quyết định này không chỉ tạo điều kiện cho người lầm lỗi có điều kiện tái hoà nhập cộng đồng mà còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Ðảng, Nhà nước ta.

Ðưa Chỉ thị 17 vào đời sống

Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17) được ban hành, các địa phương huyện Cái Nước tích cực triển khai thực hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.