ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 23:35:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tình yêu, nhiệt huyết thế hệ làm báo hôm nay

Báo Cà Mau Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Báo Cà Mau giới thiệu đến quý độc giả những nhiệt huyết, hoài bão, tình yêu nghề của những nhà báo đoạt giải cao tại các cơ quan báo chí.

Giải Báo chí Trần Ngọc Hy đã trở thành sân chơi bổ ích để những người làm báo Cà Mau khẳng định đam mê, nhiệt huyết với nghề. Thông qua mỗi tác phẩm báo chí, đội ngũ làm báo tỉnh nhà đã thể hiện sâu sắc, sinh động, đa dạng những gam màu cuộc sống.

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Báo Cà Mau giới thiệu đến quý độc giả những nhiệt huyết, hoài bão, tình yêu nghề của những nhà báo đoạt giải cao tại các cơ quan báo chí. 

Phóng viên Phạm Quốc Rin (bút danh Phạm Nguyên) Báo Cà Mau: "Tôi có hậu phương vững chắc mới hoàn thành tốt nhiệm vụ"

Với Phạm Nguyên, nghề báo là niềm đam mê, được làm báo là cơ hội để thực hiện đam mê, hoài bão và cháy hết mình với nghề. Ðiều đó thể hiện khá rõ ràng khi tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng Phạm Nguyên đã tích luỹ cho mình nhiều tác phẩm báo chí tạo được tiếng vang, có những hiệu ứng tích cực.

Phóng viên Phạm Nguyên (bìa trái) trong chuyến tác nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu.

Trong mỗi tác phẩm, Phạm Nguyên luôn chọn những góc nhìn mới, cách khai thác mới, nỗ lực để có tác phẩm báo chí thực sự phục vụ những yêu cầu cuộc sống đặt ra. Ðiều đó có được là nhờ vào sự dìu dắt của những nhà báo đi trước, của đồng nghiệp, Phạm Nguyên tâm đắc hoài lời dạy của đồng chí Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Báo Cà Mau: “Ðề tài cũ nhưng phải biết khai thác những góc mới, viết phải bằng cả tấm lòng”. Với những tác phẩm điều tra, Phạm Nguyên chọn cách thể hiện không “đao to, búa lớn” nhưng có tác dụng cảnh tỉnh sâu sắc, đi tới cùng vấn đề, khiến những người trong cuộc phải suy ngẫm. 

Quan niệm về nghề, Phạm Nguyên cho rằng, những người làm báo chân chính cần phải có tâm sáng sẽ được độc giả quý mến. Bởi khi tâm sáng sẽ giúp người làm báo giữ vững phẩm chất để không bị những tác động xấu của xã hội, sự cám dỗ của đồng tiền, và thấy mình không phải hổ thẹn với lương tâm.

Giải Báo chí Trần Ngọc Hy năm nay, Phạm Nguyên gặt hái nhiều thành công thể hiện nhiều thể tài như: giải Nhất bút ký “Ðường Hồ Chí Minh nối liền mũi đất Cà Mau”; giải Nhì phóng sự “Học và làm theo Bác: Hành trang cho hành trình mới” và giải Ba điều tra “Giáo viên U Minh mỏi mòn chờ chế độ”. 

Vẫn nụ cười lạc quan, yêu đời, Phạm Nguyên chia sẻ, thành công của bản thân hôm nay không chỉ có sự nỗ lực trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp mà thành công ấy còn bắt nguồn từ hậu phương vững chắc để anh có thể yên tâm vững tay bút trên mặt trận tư tưởng.

Phóng viên Huỳnh Hoàng Thành (bút danh Hoàng Thành) Ðài PT-TH Cà Mau: “Làm báo không chỉ có tâm mà cần phải nhiệt huyết”

Bút danh Hoàng Thành không còn lạ lẫm đối với thính giả nghe Ðài PT-TH Cà Mau. Hơn 5 năm gắn bó với nghề, Hoàng Thành đã tích luỹ cho mình với khá nhiều tác phẩm báo chí tạo được tiếng vang. Mỗi tác phẩm được Hoàng Thành chau chuốt, đầu tư bằng cả tình yêu, tâm huyết và cả những giọt nước mắt xót xa, đồng cảm. Tâm huyết với tác phẩm “Giải pháp chống hạn mặn ở Cà Mau” (giải Nhất Giải Báo chí Trần Ngọc Hy) Thành chia sẻ, đề tài không mới nhưng tác phẩm là sự tâm huyết. Bởi trong bài viết đã nêu ra được những giải pháp để người dân có thể rút ra những kinh nghiệm nhằm chống chọi lại những khó khăn khi diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp.      

Phóng viên Hoàng Thành, Ðài PT-TH Cà Mau, tác nghiệp tại hiện trường.

Với những đề tài điều tra bao giờ Thành cũng đeo đến cùng. Về tác phẩm “Khi nông dân phá rào”, Thành chia sẻ, chủ trương có thể thay đổi nhưng cốt yếu là lợi ích, hiệu quả của người dân phải được đặt lên hàng đầu. Tác phẩm đã vinh dự nhận giải Khuyến khích Giải Báo chí Quốc gia.   

Từ đầu năm đến nay bộ sưu tập những giải thưởng báo chí của Hoàng Thành khá dầy: giải Ðồng Phát thanh toàn quốc với tác phẩm “Cò ngư phủ lộng hành”; 2 giải gương Người tốt - Việc tốt; giải Khuyến khích Nam sông Hậu; giải Nhất Trần Ngọc Hy “Giải pháp chống hạn mặn ở Cà Mau”; giải Nhì “Ốc đảo nông thôn mới”.

Hoàng Thành luôn tâm niệm, chỉ có tâm huyết mới trở thành động lực thúc đẩy để thế hệ nhà báo trẻ dấn thân vào những nơi khó khăn vất vả, thậm chí là nguy hiểm. Bản thân luôn nghĩ, với những người trẻ làm báo không chỉ rèn luyện về cái tâm mà cần phải có nhiệt huyết để có thể gạt bỏ mọi mưu toan, cám dỗ, để tâm ngày càng trong sáng, xứng đáng với sự tin cậy của Ðảng, của Nhân dân.

Trong mỗi tác phẩm của mình, bao giờ Hoàng Thành cũng mong muốn đáp ứng được sự tin yêu của thính giả nghe đài. Và thính giả chính là động lực bản thân tiếp tục cố gắng không ngừng để mang đến những tác phẩm báo chí hay, sâu sắc./.

Thanh Phương lược ghi

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.