ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 15:20:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổ ấm tròn đầy từ hai mảnh đời khiếm khuyết

Báo Cà Mau Với gia đình ông Nguyễn Văn Hùng ở Ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, hạnh phúc thật giản đơn. Dù cơ thể khiếm khuyết, nhưng họ vẫn xây nên cuộc sống gia đình trọn vẹn, ấm áp, yêu thương.

Mấy hôm nay mưa nhiều, thêm bị bệnh nên ông Hùng không đi bán vé số, vì thế tôi mới gặp được cả vợ chồng ông tại nhà. Người dân quanh vùng này và tại thị trấn U Minh đã quá quen với hình ảnh người đàn ông hơn 50 tuổi bị tật một bên chân nhưng vẫn đều đặn đạp xe để mưu sinh, nuôi sống cả gia đình 4 người.

Cơ thể khiếm khuyết mất một bên chân nhưng ông Hùng vẫn đạp xe thoăn thoắt.

Ông kể, hồi năm hơn 20 tuổi, tình cờ giẫm phải vật bằng sắt nhọn, tưởng vết thương nhỏ nên ông bỏ qua, nào ngờ nhiều ngày vết thương không lành và nhiễm trùng nghiêm trọng, phải đi TP Hồ Chí Minh chạy chữa, cắt một chân mới có thể giữ được mạng sống.

Từ người lành lặn, khoẻ mạnh, trở thành người khuyết tật khiến ông rơi vào bế tắc, đau buồn. Những tưởng cuộc đời tuyệt vọng, nào ngờ chính lúc đó ông có duyên gặp vợ ông tại bệnh viện cùng điều trị. Vợ ông tên Nguyễn Thị Te, lúc đó đang chạy chữa bệnh phong.

“Khoảng thời gian đó tôi bế tắc, nhưng nghĩ lại trời thương mình, vẫn còn sống là may lắm rồi. Tình cờ lúc đó vợ tôi cũng điều trị bệnh gần phòng nên nói chuyện, biết hoàn cảnh của nhau, vậy là đồng cảm. Sau về lại Cà Mau, không bao lâu chúng tôi quyết định kết hôn”, ông Hùng tâm tình.

Vậy là 2 cuộc đời khiếm khuyết gặp nhau và xây nên tổ ấm riêng. Quê ông Hùng ở huyện Ðầm Dơi, còn vợ ông ở huyện Cái Nước. Sau khi kết hôn, vợ chồng quyết định về xã Nguyễn Phích lập nghiệp. Cảnh nghèo đeo bám nhưng không đầu hàng số phận, vợ chồng ông quyết tâm làm ăn. Khi 2 con gái chào đời, cuộc sống gia đình càng có thêm hy vọng về tương lai tươi sáng.

Bàn tay và bàn chân bà Te đều co rúm do di chứng bệnh phong, nhưng mọi công việc trong gia đình, bà làm rất thuần thục. Ngoài nội trợ, bà trồng trọt, chăn nuôi gà, vịt.

Bà Te chia sẻ: “Mấy lúc đưa con đi học, tôi cũng tranh thủ lãnh thêm vé số bán, chờ con tan học. Vợ chồng tôi mướn thêm đất để làm, chồng tôi đâu đứng cấy như người ta được mà phải vừa bò vừa cấy”.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông Nguyễn Văn Hùng thuê thêm đất để sản xuất.

Nhắc đến 2 con gái, đôi mắt ông Hùng đỏ hoe, giọng nghẹn ngào xúc động lẫn tự hào: “Con gái lớn năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên năm 2 ngành Sư phạm Ngữ Văn, Trường Ðại học Cần Thơ. Còn đứa nhỏ 11 tuổi, chuẩn bị vô lớp 5. Hai đứa học năm nào cũng đạt học sinh giỏi, tiên tiến. Con mình chịu học, nên khổ cỡ nào tôi cũng lo cho con học hành”.

Hai đứa con là niềm hy vọng lớn nhất của vợ chồng ông Hùng. Cũng vì vậy, vợ chồng ông luôn yêu thương, hy sinh, đặt niềm tin vào con, có động lực vượt qua khó khăn. “Vợ chồng tôi không lành lặn nên giờ hy vọng vào 2 con. Nhờ trời thương, tụi nhỏ ra đời bình an, học giỏi, ngoan ngoãn, tôi rất mừng. Vợ chồng tôi mong các con khoẻ mạnh, trở thành người có ích cho xã hội”, ông Hùng tâm sự.

Gia cảnh khó khăn nhưng vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng quyết tâm chăm lo con cái học hành.

Trên chiếc xe đạp cũ, ông Hùng vẫn nhọc nhằn chạy hơn 4 km đi bán vé số. Ngày đi bán chỉ lời hơn 100 ngàn đồng thôi nhưng đó là phần tích luỹ quý giá để gửi cho con đi học ở Cần Thơ.

Ít đất sản xuất, thu nhập bấp bênh từ nghề bán vé số, vợ chồng ông phải thuê 5 công đất để làm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Dù nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, gia đình ông Hùng hiện thuộc diện hộ nghèo của xã.

Ông Nguyễn Văn Ngọt, Trưởng Ấp 6, xã Nguyễn Phích, chia sẻ: “Trước gia đình anh Hùng ở Ấp 6, sau đó chuyển về Ấp 1 sinh sống. Hoàn cảnh gia đình này rất khó khăn nhưng nghị lực lắm. Cả vợ chồng tật nguyền nhưng sinh sống lương thiện, không dựa dẫm, ỷ lại. Vợ chồng đều giỏi, chịu khó làm ăn, lo cho con học đại học đàng hoàng, mấy đứa con học giỏi, ngoan ngoãn. Biết được hoàn cảnh đó, địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ để phần nào tiếp sức cho vợ chồng anh”.

Hai cuộc đời khuyết lại xây nên một tổ ấm tròn đầy. Hạnh phúc giản đơn là khi biết chấp nhận thực tại và xem đó là động lực. Vợ chồng ông Hùng quan niệm: “Mỗi người đều có khiếm khuyết nên bù đắp, nương tựa lẫn nhau, lo cho con học hành”.

"Hiện tại, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội cho người khuyết tật, mỗi người hưởng 540 ngàn đồng/tháng. Tuy hiện tại hoàn cảnh gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo của xã, nhưng vợ chồng ông chí thú làm ăn, không trông chờ, ỷ lại, luôn tự thân nỗ lực lo con cái học hành", ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho biết.

 

Hằng My

 

Tạo thói quen tốt

Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Về xã xoá trắng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, thời gian qua xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là những hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Qua nhiều năm nỗ lực, đến nay, xã không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.