ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 09:28:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổ chức dạy và học bán trú: Bài toán khó cho ngành giáo dục

Báo Cà Mau Thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay cho thấy, cấp học mầm non đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ngành, các cấp trong việc đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất nhằm đảm bảo đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi theo đúng tiến độ. Các trường mầm non đã chủ động đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ; nhà bếp phục vụ cho việc nuôi dưỡng trẻ tại các trường có tổ chức bán trú phù hợp với tình hình thực tế của trường, đảm bảo chất lượng.

Thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay cho thấy, cấp học mầm non đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ngành, các cấp trong việc đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất nhằm đảm bảo đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi theo đúng tiến độ. Các trường mầm non đã chủ động đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ; nhà bếp phục vụ cho việc nuôi dưỡng trẻ tại các trường có tổ chức bán trú phù hợp với tình hình thực tế của trường, đảm bảo chất lượng.

Công tác xã hội hoá giáo dục tại các trường mầm non được thực hiện khá tốt. Hầu hết các trường mầm non, mẫu giáo có tổ chức bán trú thường xuyên vận động các doanh nghiệp và mạnh thường quân đóng góp, hỗ trợ cho việc sửa chữa bếp ăn và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức nấu ăn cho trẻ.

Giờ ăn của các bé Trường Mầm non Hương Tràm.       Ảnh: THANH CHI

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non, mẫu giáo (trong đó có các trường tổ chức bán trú) vẫn chưa đảm bảo về số lượng. Hiện tại, vẫn còn thiếu giáo viên (tính theo định biên 2 giáo viên/lớp) so với số lớp mẫu giáo hiện có; một số giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường. Lương và các khoản phụ cấp của cán bộ, giáo viên cấp học mầm non còn thấp, chưa tương xứng với khối lượng công việc tại trường mầm non nói chung và ở các trường mầm non bán trú nói riêng. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của cấp học, một số trường mầm non không có kinh phí để xây dựng nhà bếp nên không thể tổ chức bán trú cho trẻ; các trường chưa có bếp ăn chỉ tổ chức cho trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày (không tổ chức nấu ăn tại trường) để đáp ứng yêu cầu cho PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Đối với cấp tiểu học, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức bán trú được 21 trường, 209 lớp với 2.248 học sinh, trong đó có Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, THPT Thanh Bình tổ chức bán trú cho cả cấp học; Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Trỗi (TP Cà Mau); Tiểu học Hàm Rồng (Năm Căn) tổ chức bán trú một phần theo yêu cầu của cha mẹ học sinh; các trường còn lại thuộc Dự án SEQAP được tài trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được ăn trưa và nghỉ tại trường.

Qua thực hiện dạy bán trú ở tiểu học, chúng ta nhận thấy có 3 hình thức chủ yếu. Đó là do Nhà nước hoặc tư nhân đầu tư hoàn toàn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cha mẹ học sinh chi trả tiền ăn và các chi phí khác có liên quan đến việc ăn, ở và học tập của học sinh, như tại Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, THPT Thanh Bình. Hình thức này thực hiện rất khó khăn vì Nhà nước hoặc tư nhân đầu tư hoàn toàn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất.

Hình thức thứ hai là do nhà trường và Nhân dân cùng làm đối với xây dựng phòng nghỉ và thiết bị phục vụ cho học sinh nghỉ trưa. Nhà trường chuẩn bị phòng nghỉ cho học sinh, trang thiết bị bên trong như quạt máy, máy điều hoà, ti-vi, chăn, nệm, gối... do cha mẹ học sinh đóng góp. Cha mẹ học sinh đóng góp từ 20.000-25.000 đồng/lần ăn/học sinh/buổi học. Nhà trường hợp đồng dịch vụ nấu ăn hay thuê người nấu. Nhà trường thuê nhân viên phụ trách bảo mẫu, kinh phí này do cha mẹ học sinh chi trả tiền công khoảng 2 triệu đồng, bình quân 1 bảo mẫu/30 học sinh. Các trường tiểu học: Lê Quý Đôn, Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Trỗi (TP Cà Mau) và Hàm Rồng (Năm Căn) thực hiện theo dạng này.

Hình thức “Nhà trường và Nhân dân cùng làm” mang tính khả thi cao và có tính bền vững vì đáp ứng được nhu cầu của cha mẹ học sinh. Các em học và nghỉ trưa tại trường mang lại những lợi ích là phụ huynh không mất thời gian đưa đón, học sinh được học tập nhiều hơn, rèn luyện kỹ năng sống tốt hơn, hình thành và phát triển tính tập thể và tự lập cho các em, chế độ bữa ăn và dinh dưỡng được đảm bảo tốt hơn.

Hình thức thứ ba là các trường được Dự án SEQAP hỗ trợ, thực hiện như các trường ở dạng hai nhưng tiền ăn được hỗ trợ 15.000 đồng/lần ăn/học sinh, nhà trường vận động cha mẹ học sinh đóng góp thêm để đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng. Hình thức này không bền vững vì sau tháng 5/2016, dự án sẽ kết thúc.

Hiện nay, cấp THCS và THPT trên địa bàn Cà Mau chưa có trường tổ chức bán trú. Dự kiến, trong năm học 2016-2017, trên cơ sở sắp xếp lại buổi học cho học sinh, Trường THCS Ngô Quyền (TP Cà Mau) sẽ cải tạo phòng học dôi dư để sắp xếp bán trú. Trường THPT Phan Ngọc Hiển sẽ tổ chức bán trú khi nhà trường xây dựng xong khu ký túc xá.

Về hình thức tổ chức bán trú đối với mầm non và phổ thông, các trường tổ chức lớp 2 buổi/ngày theo hướng thực hiện đồng loạt cả trường (bán trú toàn phần) hoặc chỉ tổ chức ở một số lớp có điều kiện (bán trú một phần).

Mục tiêu chung của việc mở rộng xây dựng trường bán trú ở cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT là nhằm huy động tối đa trẻ đến trường để thực hiện PCGD mầm non cho trẻ  5 tuổi, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS; nâng cao chất lượng giáo dục; hạn chế tình trạng dạy thêm - học thêm không đúng quy định; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Với phương châm tích cực huy động các nguồn lực, dự kiến phấn đấu đến năm 2020, Cà Mau đảm bảo 70% các trường mầm non, tiểu học đủ phòng học tổ chức lớp 2 buổi/ngày đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; các trường tổ chức bán trú có nhà bếp, phòng ăn, phòng nghỉ trưa cho học sinh; nhà bếp, phòng ăn đảm bảo hợp vệ sinh. Phấn đấu đến năm 2025, khi kinh tế tỉnh nhà phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao, việc tổ chức bán trú giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông thực hiện hoàn toàn bằng phương thức xã hội hoá.

Trường bán trú được tổ chức và hoạt động theo quy định của điều lệ nhà trường. Đối với các trường mầm non và phổ thông, nhà trường thực hiện thêm nhiệm vụ tổ chức các hoạt động bán trú; giáo dục nếp sống văn minh và thực hành kỹ năng sống trong đời sống và sinh hoạt tập thể; giáo dục tinh thần đoàn kết, sống hoà nhập với tập thể trong trường và cộng đồng nơi các em cư trú; giáo dục cho các em văn hoá truyền thống và tôn trọng những phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương. Sử dụng thời gian một cách hợp lý để ôn tập củng cố, bổ sung, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh; thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; tổ chức tốt giờ tự học cho học sinh; tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian để học sinh phát triển toàn diện.

Hy vọng rằng, với chủ trương tổ chức bán trú giáo dục mầm non và phổ thông, thời gian tới, giáo dục tỉnh Cà Mau sẽ thêm khởi sắc./.

Bùi Quang Viễn

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.