ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 21:59:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổ mua bán nhỏ sinh kế của phụ nữ nghèo

Báo Cà Mau Được triển khai cách đây gần 2 tháng, mô hình “Tổ mua bán nhỏ” của phụ nữ xã Hoà Tân tạo điều kiện giúp hội viên khó khăn có vốn làm ăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Được triển khai cách đây gần 2 tháng, mô hình “Tổ mua bán nhỏ” của phụ nữ xã Hoà Tân tạo điều kiện giúp hội viên khó khăn có vốn làm ăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Mô hình “Tổ mua bán nhỏ” của phụ nữ xã Hoà Tân xuất phát từ chương trình “3 biết, 2 hỗ trợ” của Hội LHPN TP Cà Mau hướng về cơ sở. Cụ thể, “3 biết” là biết mặt hội viên, biết hoàn cảnh hội viên, biết nhu cầu hội viên; “2 hỗ trợ” là hỗ trợ phương tiện sinh kế, hỗ trợ kiến thức cho hội viên.

Chị Trần Thị Thắm tất bật với công việc mua bán.

“Thực hiện mục tiêu của chương trình, Ban Chấp hành Hội LHPN xã phối hợp với ban Nhân dân các ấp rà soát, nắm danh sách các hội viên có hoàn cảnh khó khăn cần vốn để mua bán nhỏ, báo về Hội LHPN TP Cà Mau. Căn cứ vào nhu cầu, Thành hội sẽ giải ngân cho mỗi chị cần vốn là 1 triệu đồng trong thời gian 6 tháng, trích từ vốn tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/năm”, Chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Tân Đặng Kim Chung cho biết.

Bước đầu Hội phụ nữ xã Hoà Tân đã hỗ trợ 11 triệu đồng cho 10 chị vay bán quán nước, bánh phồng, chuối nướng, chuối chiên, chăn nuôi gia cầm…

Bà Nguyễn Thị Lệ, ấp Bùng Binh 2, là 1 trong 10 người được hỗ trợ 1 triệu đồng, bộc bạch: “Gia đình tôi sinh sống chủ yếu là mua bán nhỏ. Từ khi được phụ nữ xã cho vay tiền, tôi mua thêm mắm, chuối, dừa khô bán lại, mỗi ngày lãi được vài chục ngàn đồng”.

Tuy đồng vốn hỗ trợ không nhiều, nhưng đối với những phụ nữ đơn thân, lại thuộc diện cận nghèo như chị Lê Thị Mười Hai thì rất ý nghĩa. Khi nhận 1 triệu đồng hỗ trợ, chị mua heo giống và vịt về nuôi. Chị Lê Thị Mười Hai, ấp Bùng Binh 2, tâm sự: “Gia đình chỉ có 2 mẹ con, quán nước thì chỉ sống đắp đổi qua ngày. May mắn được vay tiền nên tôi mua heo giống nuôi, hy vọng thời gian sau gia đình tôi có được chút vốn kha khá”.

Còn đối với chị Trần Thị Thắm, ấp Bùng Binh 2, tiền hỗ trợ giúp chị mở rộng việc mua bán. Theo lời tâm sự của chị Thắm, chồng chị làm hồ thu nhập không đáng là bao, lại phải lo cho 3 người con đang tuổi ăn, tuổi học nên chi phí trang trải khá cao. Từ khi được vay 1 triệu đồng, chị Thắm bán chuối vắt, chuối chiên cho học sinh. Thấy thu nhập khá hơn trước, chị làm đơn xin Hội Phụ nữ xã cho vay thêm 1 triệu đồng để đầu tư bán quán nước.

Chị Trần Thị Thắm cho hay: “Trừ chi phí, lãi từ bán chuối nướng, chuối vắt, chuối chiên, quán nước cũng trên 100.000 đồng/ngày. Tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn hội phụ nữ các cấp”.

Khi tham gia mô hình “Tổ mua bán nhỏ”, những hội viên được vay vốn sẽ gửi tiết kiệm mỗi tháng 100.000 đồng. Trích từ số tiền này, hằng tháng, phụ nữ xã tiếp tục cho 1 chị khác vay làm kinh tế. Còn những chị được vay vốn, sau 6 tháng, các chị đã tiết kiệm được 600.000 đồng, chỉ cần bỏ thêm 400.000 đồng là có thể hoàn vốn.

Bước đầu thực hiện, mô hình “Tổ mua bán nhỏ” phần nào giúp chị em tìm được sinh kế bền vững, có thu nhập, trang trải chi phí cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, mô hình này còn thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” của phụ nữ TP Cà Mau hướng về phụ nữ khó khăn.

Chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau Đặng Kim Chung nhận định: “Mô hình “Tổ mua bán nhỏ” tuy mới triển khai bước đầu nhưng khá hiệu quả. Tuy nhiên, theo phản ánh của hội viên, nếu được hỗ trợ vốn vay nhiều hơn nữa thì chị em sẽ mở rộng việc mua bán, tăng thêm thu nhập. Hội đang xem xét nguyện vọng này của chị em”./.

Bài và ảnh: Thiện Nhân

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.