ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 14:52:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tôn sư trọng đạo

Báo Cà Mau Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).

“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…”

Hay

“ Không thầy đố mầy làm nên…”

Đó là những câu ca dao mang đầy tính giáo dục nhân cách của tiền nhân đối với thế hệ trẻ để trân trọng, tôn vinh công lao to lớn của những thầy, cô giáo đã không quản khó khăn gian khổ để hoàn thành thiên chức của mình vì sự nghiệp trồng người cho dân tộc.

Nhìn từ góc độ tôn giáo hoặc trong ngôi thứ xã hội phong kiến thì người thầy luôn được xã hội trân trọng và xếp thứ bậc còn cao hơn đạo nghĩa cha con, chồng vợ. Cụ thể như phương châm sống: Quân (vua) - Sư ( thầy) - Phụ ( cha).

Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).

Có một nghi thức lễ nghi đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt và là nét đẹp truyền thống được truyền dạy, duy trì rất lâu đời là “Mùng một Tết cha, mùng ba Tết thầy”. Ngày Tết dù có bận bịu đến mấy, mỗi người đều cố gắng dành thời gian để viếng thầy ngày Tết để tỏ rõ lòng biết ơn sâu sắc vì đã dạy dỗ cho chúng ta nên người hữu dụng cho xã hội. Ở đây không đề cập đến vấn đề giá trị của các món quà ngày Tết mà chỉ nói đến tấm lòng tôn kính, tri ân thực sự của học trò với thầy cô của mình.

Không xúc động sao được khi bắt gặp hình ảnh những thầy cô giáo bám lớp, bám trường trên vùng đồi núi hoang vu, hiểm trở đi lại vô cùng nguy hiểm, khó khăn nhưng vẫn bám trụ để con chữ đến với học sinh. Nhiều và rất nhiều những tấm gương hy sinh thầm lặng để hoàn thành sứ mạng “làm thầy” vô cùng cao quý.

Ðiều đáng mừng là hầu hết các gia đình Việt Nam đều rất coi trọng lễ nghĩa tôn sư trọng đạo. Những ngày lễ, ngày Tết cha mẹ đều không quên nhắc nhở con cháu đến thăm thầy cô giáo, nhất là những thầy, cô giáo cũ tuổi cao sức yếu hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Lúc sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã từng nói “… Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý…”. Và không phải ngẫu nhiên khi ta thấy không ít lãnh tụ, trí giả trước khi hoạt động chính trị đã có những năm tháng đứng trên bục giảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám…

Nhìn từ góc độ phản chiếu, trong thực tế phát triển “nhạy cảm” như hiện nay, dư luận đã rất quan tâm và lo lắng trước sự xuống cấp về đạo đức của một số ít học sinh “cá biệt”, hậu quả là đã có trường hợp học sinh hành hung thầy cô giáo như chốn không người; học sinh vô lễ, thiếu sự tôn trọng với giáo viên bằng nhiều hình thức.

Ở góc độ làm thầy, một số ít thầy, cô giáo đã làm lu mờ hình ảnh cao thượng, thuần khiết của người thầy bằng những hành vi thiếu văn hoá, thiếu đạo đức, phát ngôn, ứng xử không chuẩn mực dẫn đến việc làm sa sút lòng tin của xã hội, phụ huynh lẫn các em học sinh. Nhiều giáo viên thiếu quan tâm đến những diễn biến bất thường của học sinh, lơ là, qua loa, chiếu lệ mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, không thực sự trở thành điểm tựa để tư vấn, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cho các em dẫn đến nhiều sự việc rất đau lòng.

Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung, hầu hết đội ngũ thầy cô giáo cả nước nói chung đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, với cái tâm trong sáng của người đưa đò kiến thức rất đáng trân trọng và tôn vinh. Ðã có nhiều tấm gương sáng vượt qua bao khó khăn đời thường để đến với những học sinh thân yêu để kiến thức đến với các em không bị gián đoạn. Họ, những kỹ sư tâm hồn, đã và đang âm thầm làm đẹp cuộc đời để đất nước có được những tài năng xây dựng Tổ quốc ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Mỗi chúng ta, những người đã từng một thời cắp sách đến trường hãy dành cho những thầy, cô giáo những đoá hồng trân trọng, tri ân cao đẹp nhất./.

Phan Thị Anh Thư

Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác

Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Cái Nước đánh giá, qua 2 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021, của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 847-NQ/QUTW, ngày 28/12/2021, của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác trong cán bộ, chiến sĩ đơn vị.

Lan toả sức mạnh và niềm tin

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng từng bước phục hồi và tăng trưởng, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch, phản động tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuyên tạc, chống phá Ðảng, Nhà nước, quân đội. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là tất yếu, là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài và cũng là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh.

Lựa chọn chuyên đề, nâng chất sinh hoạt chi bộ

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chi bộ là nền móng của Ðảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”, những năm qua, Ðảng bộ xã Tân Dân luôn xác định việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là yêu cầu thường xuyên, quan trọng.

Nâng chất sinh hoạt chi bộ

Xác định chi bộ là hạt nhân chính trị ở cơ sở, cầu nối giữa Ðảng với Nhân dân, thời gian qua, Huyện uỷ Ðầm Dơi luôn quan tâm đến chất lượng sinh hoạt lệ cũng như sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ.

Vững bước trên con đường vẻ vang với tinh thần Tuyên ngôn Độc lập

(CMO) Cách đây tròn 78 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Tháng Tám thành công với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới-độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thiết thực làm theo Bác

(CMO) Thực hiện chuyên đề “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ðảng bộ xã Phú Hưng có nhiều mô hình cụ thể, thiết thực. Ðặc biệt, đây là các mô hình được thực hiện qua nhiều năm, phát huy hiệu quả từ phong trào dân vận khéo, lắng nghe Nhân dân để tập hợp sự đoàn kết, thống nhất một lòng thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Kết quả giải quyết sự cố môi trường biển một số tỉnh miền Trung

Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra vào đầu tháng 4/2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với 4 tỉnh miền Trung.

Tôn sư trọng đạo

Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).

Những con số “trên trời”

Đó là những con số không bình thường! Phía sau nó, là những người nông dân ngơ ngác, những cơ sở làm ăn chân chính bất lực, những mặt hàng đã trở thành thương hiệu, thành nét văn hoá truyền thống rơi vào hoàn cảnh lao đao một cách bất ngờ. 85% mật ong ở Cà Mau bị pha tạp. 67% nước mắm trong đợt kiểm định (từ trên trời rơi xuống) nhiễm asen. Người ta nói ra tỉnh bơ và khi bị truy vấn thì “mấy ông đó” cũng tỉnh bơ trả lời: Thông tin trên có ý tốt là cảnh báo người sử dụng.

Hội phải thật sự là chỗ dựa của nông dân

Việt Nam có nền văn minh lúa nước lâu đời, hàng ngàn năm qua nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất trong các giai tầng của xã hội.