ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 14:03:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trân quý những dấu tích lịch sử

Báo Cà Mau Quê tôi, cũng như bao nhiêu làng quê hiền hoà khác trên dải đất hình chữ S luôn được bao bọc, chở che bởi những cánh rừng bạt ngàn, những vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gần đây của dân tộc ta, ngay bên trong những cánh rừng, vườn cây ăn trái đó từng tồn tại và không ngừng phát triển rất nhiều cơ quan, đơn vị đầu não của Ðảng ta, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao từ Trung ương đến địa phương đã được Nhân dân nuôi chứa, che giấu an toàn để bám trụ lãnh đạo Nhân dân chống giặc cho đến ngày hoàn toàn thống nhất đất nước.

Quê tôi, cũng như bao nhiêu làng quê hiền hoà khác trên dải đất hình chữ S luôn được bao bọc, chở che bởi những cánh rừng bạt ngàn, những vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gần đây của dân tộc ta, ngay bên trong những cánh rừng, vườn cây ăn trái đó từng tồn tại và không ngừng phát triển rất nhiều cơ quan, đơn vị đầu não của Ðảng ta, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao từ Trung ương đến địa phương đã được Nhân dân nuôi chứa, che giấu an toàn để bám trụ lãnh đạo Nhân dân chống giặc cho đến ngày hoàn toàn thống nhất đất nước.

Chiến tranh giờ đây chỉ còn là ký ức, dấu tích của chiến tranh đã được xoá mờ bởi thời gian… Nhưng đâu đó, trong sự hoài niệm của những ai đã từng một thời phải sống trong khói lửa, đạn bom, sẽ không thể nào quên được những địa danh, những con người từng chở che, đùm bọc để cách mạng tránh được tai mắt và cả sự truy sát ráo riết của kẻ thù. Nhưng người xưa thì kẻ mất, người còn và sự khắc nghiệt của thời gian đã làm cho họ chợt nhớ, chợt quên; còn những cơ quan chức năng thì họ còn bao nhiêu thứ để lo toan... thế hệ ngày nay có mấy ai còn nhớ và cố tâm tìm hiểu về một thời hào hùng của ông cha mình? Có lẽ vì thế mà còn có rất nhiều dấu tích lịch sử thật sự bị bỏ quên, hoặc chưa có dịp để sàng lọc, ghi nhận cho đúng tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó.

Vợ chồng ông Nguyễn Hồng Phi bên cạnh 2 trong số gần 10 chiếc lu còn lại thời chống Mỹ.

Theo chỉ dẫn của anh Trần Quốc Phi, công chức văn hoá - xã hội xã Khánh Hưng, tôi lần tìm gặp gia đình ông Nguyễn Hồng Phi (Hai Phi), ở ấp Rạch Lùm B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Mặc dù đã 78 tuổi nhưng ông Hai Phi vẫn còn khá minh mẫn, rắn rỏi như một lực điền. Khi nghe tôi trình bày nguyện vọng được tìm hiểu về nơi mà xưa kia Khu uỷ Tây Nam Bộ đã từng đóng quân, đang vui vẻ trò chuyện, ông Phi chợt buồn và nhìn xa xăm, ông nói như nói với chính mình: "Mấy mươi năm rồi, sao giờ này mới có người hỏi thăm về chuyện đó?…".

Cầm tay tôi, ông Phi vừa đi, vừa chỉ ra sau khu vườn dừa nhà ông: "Hồi đó khu vườn của gia đình nhà chú rộng lắm, trăm ngang ngàn dọc mà, nên hầu hết các đơn vị về đây ém quân đều khá an toàn". Bồi hồi giây lát như để nhớ về quá khứ hào hùng của những con người đã từng một thời nếm mật, nằm gai, ông Hai Phi nói tiếp: "Tính từ mé kinh Rạch Lùm này lên tới nơi đóng quân của các đơn vị bộ đội ta lúc đó có hơn 700 m, cây cỏ um tùm nên giặc khó phát hiện lắm, địa thế hiểm trở nên cũng thuận lợi cho việc canh giữ và phòng thủ của anh em mình…".

Ðược biết, khu vườn nhà ông Nguyễn Hồng Phi, giai đoạn từ năm 1968-1972, không những 1 đơn vị mà có tới 5 cơ quan các cấp đóng quân khá an toàn và liên tục như: Khu uỷ Tây Nam Bộ; Công an Khu uỷ; đơn vị Bộ đội 306; Phòng Giáo dục huyện Trần Văn Thời; Ban Kinh tài huyện. Hiện nay, gia đình ông Hai Phi vẫn còn lưu giữ được 2 trong tổng số gần 10 chiếc lu bằng xi-măng, dùng để làm hầm bí mật và trú bom cho các cán bộ chủ chốt khi có động, sau khu vườn nhà ông vẫn còn dấu tích của một số căn hầm chữ L. Tuy nhiên, do thời gian, hiện nay những căn hầm này không còn nguyên vẹn nữa. 

Chia tay ông Hai Phi, chúng tôi đến gia đình ông Lê Tấn Tài, 80 tuổi, ở ấp Rạch Lùm C, xã Khánh Hưng. Cũng như khu vườn dừa của nhà ông Nguyễn Hồng Phi, khu vườn dừa của ông Lê Tấn Tài là nơi đóng quân của Tỉnh đoàn Cà Mau; cạnh đó là khu vườn nhà ông Trần Hồng Quận, chính là căn cứ Trạm Quân y của Khu uỷ Tây Nam Bộ, suốt từ năm 1969 đến cuối 1971. Tất cả dấu tích nơi những cơ quan trên đóng quân giờ đã trở thành ruộng, thành vườn sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập, có chăng chỉ là những ký ức còn đọng mãi trong lòng của người dân nơi đây. Nhưng những người hiểu biết tường tận về những gì đã diễn ra trên mảnh đất này giờ không còn nhiều, số còn lại cũng chưa biết có còn kịp chứng kiến ngày được tạc bia ghi nhận nơi đây là di tích lịch sử cho thế hệ muôn đời sau hiểu về giá trị trường tồn của sự độc lập, tự do phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu của Nhân dân hay không?

Không riêng xã Khánh Hưng, ở huyện Trần Văn Thời hiện nay vẫn còn rất nhiều địa danh đã ghi dấu những chiến công oanh liệt trong từng trận đánh, với rất nhiều nơi Nhân dân sẵn sàng hy sinh, mất mát để chở che, đùm bọc cho rất nhiều cơ quan, đơn vị, khu căn cứ. Tại khu vườn gia đình ông Dương Hữu Quảng, ở ấp Ðất Cháy, xã Phong Lạc, nơi Tỉnh uỷ Cà Mau từng đóng chân xen kẽ với Khu Căn cứ Xẻo Ðước, nhiều đơn vị đã trụ vững tại đây cho đến ngày giải phóng. Song, điều đáng buồn là hầu như người ta đã quên hẳn nơi ấy từng là căn cứ của cơ quan đầu não của tỉnh.

Người dân ở những nơi từng được xem là chiến địa của cộng sản, mà kẻ thù luôn tìm mọi cách để tiêu diệt bằng mọi giá, họ không cần phải ghi danh tên mình vào bia đá. Ðiều mà họ cần là Ðảng, Nhà nước hãy ghi nhận nơi ấy là di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước cho con cháu họ mai sau. Lịch sử - điều mà người ta không được phép lãng quên. Nên chăng, đã đến lúc mỗi chúng ta hôm nay phải nghiêm túc nhìn nhận lại điều này./.

Bài và ảnh: Trần Trúc Ly

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.