ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 16:30:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăn trở Đất Mũi

Báo Cà Mau (CMO) Với nhiều người dân Đất Mũi, sau bão số 5 năm 1997, biển đã lấy đi của họ nhiều thứ quý giá nhất, nhưng cũng chính biển đã và đang nuôi sống họ hằng ngày.

Anh Tuấn buồn bã: “Cả tháng nay rầu gần chết. Mưa gió quá vợ tui không cho đi xa, đi gần thì có tôm cá gì đâu. Đem lưới vô toàn cá nhỏ, mấy đứa nhỏ ngồi gỡ thấy tội nghiệp. Mấy ngày biển động, không đi lưới được tui đi phụ hồ, chớ ở nhà thì đói”.

Ký ức Linda

20 năm qua, anh Nguyễn Anh Tuấn (ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) vẫn chưa quên nỗi kinh hoàng về cơn bão số 5 năm 1997 (bão Linda). Anh Tuấn kể: “Trước đó vào bờ được cả ghe tôm nên nghe báo có bão thì đâu có tin. Thời đó tụi tui đi biển chưa có la bàn hay định vị như bây giờ, tới chừng gặp bão rồi quăng neo, tính cho bão qua mới vào bờ, nhưng nước cứ tràn vào làm chìm ghe. Mấy anh em bám phao trôi trên biển từ 8 giờ tối đến 9 giờ sáng hôm sau, tỉnh dậy thì đã vô Xẻo Dà. Dù hãi hùng nhưng qua bão chừng 1 tháng vẫn phải đi biển lại, chứ không làm biển lấy gì sống”.

Trở về sau cơn bão số 5, anh Nguyễn Anh Tuấn vẫn bám biển mưu sinh.

May mắn như anh Tuấn không mấy người. Anh Tại Trường Giang đã ở lại biển khơi khi vừa tròn 20 tuổi. Chòi đáy của anh và 4 bạn chòi gần đó bị gãy sập xuống biển. Nhìn tấm ảnh con trên bàn thờ, bà Trần Thị Mỹ Dung (65 tuổi, ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi) đưa bàn tay nhăn nheo vén lấy vạt áo chùi nước mắt: “Mới đây mà 20 năm rồi. Mùng 3 tháng 10 âm lịch là ngày cúng cơm nó. Tội nghiệp, hồi đó đi biển về được bao nhiêu là đưa hết cho mẹ để nuôi mấy chị em trong nhà. Thường nó chỉ chừa lại mấy chục ngàn dẫn chị em đi coi gánh hát”.

Ông Quách Thanh Chiến (Bí thư Chi bộ ấp Lạch Vàm) kể lại, năm xảy ra bão số 5, ông đang là Xã đội trưởng xã Đất Mũi. Khi hay tin bão đến, nơi nào xa thì ông chạy xuồng máy, gần ông chạy xe đạp đi từng ấp thông báo cho bà con tránh bão.

“Tình hình lúc đó căng lắm, đi thông báo bà con không tin. Bão gần tới, chúng tôi vô UBND xã kê bàn ghế chồng lên nhau để bà con chạy vô trú. Trú hơn nửa ngày trời mới dám ra ngoài, nhà cửa không còn gì hết. Lúc đó đa số nhà cửa tạm bợ, một luồng lốc đi qua là bay mái nhà rồi. Theo ước tính, toàn xã có hơn 80% nhà bị tốc mái và sập do bão”.

Gánh nặng chuyện an cư

Vàm Xoáy mấy hôm nay trời mưa rả rích. Con lộ bê-tông gần Đồn Biên phòng Rạch Tàu sụp nát, rong rêu bám đầy, không có đứa con nít nào dám ló mặt ra ngoài.

Đang gỡ đống lưới để chiều đi chuyến biển nữa, anh Liêu Quốc Lập (ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi) chua chát: “Từ khi về đây là tui dời nhà 3 “xác” rồi đó, còn mấy ông cố cựu ở đây dời có khi 5-6 “xác”. Năm nay không còn đất đâu mà dời. Sống lang bạt ở bãi bồi thì bị giải toả, còn vô bờ rồi làm nghề gì mà sống, làm nghề biển cạn ngày kiếm cũng được tám chục, một trăm. Phải ráng làm cho con đi học chứ để lớn lên nó cũng đi biển như cha nó thì khổ lắm”.

Ông Huỳnh Văn Tuấn là người tiên phong thực hiện mô hình ngọt hoá trên đất mặn, mỗi tháng thu nhập gần 10 triệu đồng.

Cũng là dân lang bạt, từ huyện Trần Văn Thời về Đất Mũi, ông Hai Tuấn (Huỳnh Văn Tuấn, ấp Cồn Mũi) may mắn hơn khi được nhận 4,5 ha đất để trồng rừng, nuôi tôm dưới tán rừng. Lúc mới về định cư trên phần đất do Hạt Kiểm lâm Đất Mũi quản lý cũng thiếu trước hụt sau, nhưng so với những người di cư ven biển thì ông “sướng” hơn nhiều. Với hai bàn tay trắng, ông Tuấn bắt đất mặn nở ra trái ngọt.

Từ mảnh đất 2.000 m2, ông trồng thanh long, rau má, diếp cá, mỗi ngày cho thu nhập hơn 300.000 đồng. Nhà tường mới cất sáng trưng cả ấp Cồn Mũi. Còn mấy tháng nữa là con trai ông Hai Tuấn tốt nghiệp thạc sĩ ngành thuỷ sản. Có lẽ cả xã chỉ mình ông được làm “tía thạc sĩ”.

Cuộc sống khó khăn nên phần lớn học sinh ở Đất Mũi chỉ học hết lớp 7, lớp 8.

Ông Tuấn cười: “Chọn đất ở như con gái chọn chồng, được thì nhờ, không đặng thì khổ cả đời. Hồi đó về đây tui cũng khổ như dân ngoài bãi bồi, cũng sống nhờ rừng, nhờ biển. Được giao khoán đất rừng để bảo vệ, có miếng đất cất nhà, ráng làm ăn nên mới đỡ khổ đó chớ. Ông bà ta nói, an cư mới lạc nghiệp, có nhà cửa, đất đai đàng hoàng mới yên tâm làm ăn, chứ rày đây mai đó, biết bao giờ mới hết khổ. Ở trong này tụi tui may mắn hơn họ nhiều. Con nít ngoài đó được học tới lớp 7, lớp 8 là mừng rồi”.

Như ám chỉ những phận người còn lang bạt ở Vàm Xoáy, ông Tuấn thở dài: “Sống giữa rừng, biển nhưng khá giả được mấy người. Hồi trước mình khổ rồi thì ráng cho con ăn học để sau này nó có về quê hương cũng giúp bà con mình bớt khổ”.

Chị Cao Hằng Ni (ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi) chắt mót từng con tôm, con cá trong mùa biển động.

Toàn ấp Cồn Mũi có 176 hộ thì có 18 con em đã tốt nghiệp đại học, 14 người đang theo học đại học, cao đẳng. Nhờ vậy mà ấp này là ấp đạt chuẩn văn hoá đầu tiên và duy nhất trong xã Đất Mũi.

Làm nghề biển cạn, đối mặt là biển, sau lưng là rừng nhưng họ lam lũ quanh năm vẫn chưa giàu. Mấy hôm nay mưa nhiều và biển động, họ lại ám ảnh với cơn cuồng phong của tự nhiên 20 năm trước đã cướp đi của họ rất nhiều thứ. Nghèo, thất học không cho phép họ nhìn xa trông rộng về vùng đất được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc”./.

Trịnh Thảo

Ông Lê Thanh Phùng, Bí thư Đảng uỷ xã Đất Mũi, bộc bạch: “Hiện xã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tái định cư, nhất là những hộ đang sống ven biển và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thuộc diện phải di dời. Phần lớn bà con có đất ở nhưng không có đất sản xuất, sinh sống chủ yếu dựa vào đánh bắt sản vật từ rừng và biển. Hộ nghèo tại địa phương đã nhiều, dân nghèo từ nơi khác kéo đến ngày một đông nên tài nguyên rừng và biển càng thêm cạn kiệt. Riêng những khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đang đe doạ trực tiếp đến đời sống của họ. Trung bình mỗi năm sạt lở từ 40-50 m vào đất liền. Để đảm bảo sau di dời người dân không quay lại chỗ cũ thì phải đảm bảo sinh kế cho họ. Và làm thế nào để được như vậy là bài toán vô cùng khó”.

 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.