ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 11:01:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăn trở lao động xa quê

Báo Cà Mau Thiếu lao động nông thôn hiện nay là vấn đề rất nan giải của nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau. (Trong ảnh: Ông Lý Hoàng Thưa, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời dù tuổi cao vẫn phải lo chuyện đồng áng do các con đều đi làm xa).

“Thanh niên trai, gái quê tui đã đi làm mướn ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh như Ðồng Nai, Bình Dương... hết rồi. Năm nay hạn hán gay gắt như vầy, người đi càng nhiều hơn, hiện nay tìm mướn lao động khó lắm" - Ðó là chia sẻ của ông Trần Hoàng Bé, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước.

Ông Bé cho biết thêm, nhà ông có 6 người vừa con, dâu, rể đều dắt nhau đi Bình Dương làm thuê. "Bà xã tui cũng theo lên trển để phụ nấu cơm, đi chợ, coi nhà, giữ cháu cho mấy đứa đi làm. Tụi nó dặn tui khi nào trời mưa thì gọi điện cho hay để về cải tạo ao, đầm nuôi lại vụ tôm", ông Bé cho hay.

Hơn 3 tháng đi làm công nhân, vừa từ TP Hồ Chí Minh quay về để kịp gieo sạ 5 công lúa hè thu, anh Lâm Văn Vũ, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, chia sẻ: "Sống bám vào ruộng vườn hoài mà chẳng thấy dư, cực chẳng đã mới phải rời quê tha phương cầu thực kiểu này. Xa nhà vui sướng gì, bỏ con lại nheo nhóc, cảnh nghèo mới phải đi. Nông dân như tụi tui cứ ao ước quê mình có đường sá rộng rãi, có nhà máy, hãng, xưởng… để lúc nông nhàn thì đi mần kiếm thêm tiền. Sở dĩ tui phải đi xa tìm việc vì trên đó dễ tìm việc hơn, lên là có việc làm liền, không phải đợi lâu mất thời gian".

Thiếu lao động nông thôn hiện nay là vấn đề rất nan giải của nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau. (Trong ảnh: Ông Lý Hoàng Thưa, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời dù tuổi cao vẫn phải lo chuyện đồng áng do các con đều đi làm xa).

Ông Lê Văn Nhơn, ở ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, trăn trở: "Mấy năm trước, lao động nông thôn thất nghiệp nhiều, cần việc làm, còn hiện nay nhân công đắt như tôm tươi. Ðến mùa vụ chạy làng trên xóm dưới tìm mà không có nhân công, nếu có thì giá cũng cao từ 120.000-150.000 đồng/ngày. Hiện nay, tình trạng này càng khó khăn hơn khi vừa qua mùa hạn nặng, lao động ở địa phương bỏ đi nơi khác tìm việc rất nhiều".

Ðồng cảnh ngộ với ông Nhơn, gia đình ông Lý Hoàng Thưa, ở ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, có đến gần 10 nhân khẩu, nhưng do các con đi làm ăn xa, vụ hè thu này, ông Thưa vẫn còn lo chuyện đồng áng dù tuổi đã ngoài năm mươi.

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh, do hạn hán gay gắt kéo dài đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đời sống Nhân dân. Một số công ty thuỷ sản, xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu thiếu nguyên liệu sản xuất, hoạt động khoảng 50% công suất thiết kế nên ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Một số lao động thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, không có đất sản xuất, nhưng không tìm được việc làm thích hợp tại địa phương. Toàn tỉnh có 55.721 lao động thuộc 14.888 hộ đi lao động ngoài tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện: Ðầm Dơi, Cái Nước và Trần Văn Thời.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Phạm Văn Vẹn cho biết: "Hiện nay, tình trạng thanh niên đi làm ăn ở những khu công nghiệp ngoài tỉnh diễn ra thường xuyên và chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù tổ chức Ðoàn thanh niên đã có giải pháp thu hút thanh niên vào những mô hình kinh tế bền vững, tuy nhiên vẫn chưa níu chân được các bạn trẻ; bởi lẽ, thu nhập của việc làm tại các tỉnh bạn như Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh hấp dẫn hơn".

Ông Vẹn cũng cho biết thêm, mặc dù vậy nhưng tính bền vững thì chưa cao, bởi lẽ chi phí sinh hoạt cũng khá cao. Việc lao động bỏ quê đi làm ăn xa đã sinh ra nhiều hệ luỵ, làm mất cân đối trong lực lượng lao động ở nông thôn, vô tình tạo ra bài toán khó cho các địa phương trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Ông Phạm Văn Vẹn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này một phần do vào thời điểm không vào mùa vụ, người lao động không có việc làm nên phải đi tìm việc ở các thành phố lớn, tại các khu công nghiệp để có thu nhập; phần khác, do tâm lý của đa số lao động trẻ bây giờ ít gắn bó với ruộng đồng.

Một nguyên nhân khác mà ngành chức năng nhìn nhận khiến lao động nông thôn biến động là do cuộc sống khó khăn, con cái bệnh tật, đã khiến nhiều gia đình phải lìa xứ, xa quê đi nơi khác làm ăn. Ðơn cử như gia đình em Trần Hải Ðăng, Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời. Do Ðăng mắc phải bệnh hiểm nghèo, gia đình dồn hết sức lực, tiền bạc để chạy chữa thuốc thang cho em, cha em phải làm thuê khắp nơi với mong muốn giành lại sự sống cho con./.

Bài và ảnh: Trung Ðỉnh

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).