ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:53:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trao yêu thương cho người ở lại

Báo Cà Mau Chiến tranh đã qua đi gần 50 năm, nhưng với các gia đình liệt sĩ, nỗi đau mất đi người thân vẫn mãi xót xa như hôm nào. Các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hẳn gia tài quý báu nhất mà họ để lại cho người thân chính là những bức di ảnh. Theo thời gian, các bức ảnh đã cũ và hư hỏng. Bằng tấm lòng tưởng nhớ và tri ân sâu sắc, nhiều bạn trẻ đã bắt tay nhau phục dựng lại hàng loạt những bức ảnh liệt sĩ đã hư hỏng để trao tặng lại cho gia đình.

Nhóm phục chế ảnh Team Lee tại Hà Nội là một trong những nhóm trẻ tiên phong thực hiện công việc thầm lặng này. Tuy nắm trong tay công nghệ AI hiện đại và vi diệu nhưng quá trình phục dựng ảnh không hề đơn giản. Bởi có những bức ảnh đã hư hỏng nặng, như mất đi hầu hết gương mặt, mất đi đôi mắt, hỏng mũi và miệng... Thế nên, người phục chế ảnh phải ngồi hàng giờ để nghe người thân các liệt sĩ miêu tả lại những chi tiết đã bị thời gian làm phai mờ. Thậm chí, có những thân nhân đã khóc nức nở vì quá xúc động nên khó truyền tải chi tiết về liệt sĩ một cách trọn vẹn. Những bạn trẻ đã phải rất kiên nhẫn để chỉnh từng đường nét, từng điểm sáng tối, đảm bảo hình ảnh sau khi phục dựng thật rõ ràng, chân thực và sát với thần thái của người trong ảnh nhất có thể.

Nhóm phục chế ảnh Team Lee nỗ lực phục dựng ảnh liệt sĩ đã hư hỏng.

Nhóm phục chế ảnh Team Lee nỗ lực phục dựng ảnh liệt sĩ đã hư hỏng.

Anh Phạm Anh Tuấn, nhóm phục chế ảnh Team Lee, chia sẻ: “Tôi thấy công việc chúng tôi đang làm rất ý nghĩa, mong muốn có thêm nhiều nhóm khác để lan toả công việc này, khôi phục được nhiều bức ảnh hơn nữa, nhằm đem niềm vui đến cho thân nhân liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc”.

Với công nghệ AI, phục dựng một bức ảnh chỉ cần 2-3 tiếng, thậm chí 10-15 phút, nhưng đảm bảo chất lượng ảnh phục dựng đồng đều, rõ nét và tự nhiên hơn so với phương pháp thủ công. Quan trọng nằm ở sự tỉ mỉ của người làm khi theo sát hình dung từ ký ức của người thân liệt sĩ.

Anh Lê Quyết Thắng, nhóm phục chế ảnh Team Lee, cho biết: “Những bức ảnh hầu như đã hỏng 90% sẽ phải cần nhiều thời gian hơn để làm, và khi làm phải dồn hết tâm huyết, nhất là những bức ảnh của các chú, các ông thì càng tỉ mỉ hơn vì cả đời họ chỉ còn mỗi một bức ảnh là của quý nhất. Chúng tôi đã phải trò chuyện, nghe người thân liệt sĩ miêu tả về các liệt sĩ từ những mảnh ký ức của họ, cộng với sự cảm nhận, để dùng AI vẽ lại cho hoàn chỉnh nhất”.

Nhiều ảnh liệt sĩ được phục dựng vô cùng sống động.

Nhiều ảnh liệt sĩ được phục dựng vô cùng sống động.

Một nhóm khác cũng làm công việc phục dựng ảnh các liệt sĩ, là nhóm Skyline, họ cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc với nhiều trường hợp xúc động. Anh Phùng Quang Trung, Trưởng nhóm Skyline, chia sẻ:"Mình và các thành viên của nhóm đã phải thức xuyên đêm, có khi đến 4 giờ sáng mới được ngủ nhưng 9 giờ đã phải dậy làm việc tiếp. Tuy nhiên, cả nhóm không ai thấy mệt hay phiền, bởi họ vẫn còn nhiều thời gian nhưng người thân của các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng thì không còn nhiều thời gian. Họ mong ngóng từng giây từng phút được nhìn lại hình ảnh của con, của anh, của cha, của mẹ... đã ra đi trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh".

Anh Trung kể: “Nhóm có 20 người, cùng tuổi nhau nên dễ chia sẻ. Chúng tôi chia nhau mỗi người một việc và mỗi lần phục dựng ảnh lại có thêm những xúc cảm khó nói nên lời. Có lần mang ảnh của một liệt sĩ về cho bà Mẹ Việt Nam anh hùng ở Thái Bình, chúng tôi phải bật khóc nức nở. Mẹ ôm ảnh con trai, vuốt ve, nựng nịu mà nước mắt rơi lã chã không ngừng, miệng mẹ cứ lầm bầm rằng: “Con về rồi. U nhớ con lắm”. Cũng có những lần, khi mang di ảnh đã phục dựng đến nơi thì mẹ của liệt sĩ đã qua đời. Chúng tôi đặt di ảnh của anh cạnh di ảnh của mẹ. Anh em chúng tôi nhìn nhau nghẹn ngào, không nói thêm được lời nào”.

Tính đến nay, nhóm Skyline đã phục dựng hơn 6 ngàn bức ảnh, với hàng ngàn câu chuyện về sự hy sinh của những người con anh hùng của Tổ quốc. Những bức ảnh này không chỉ được lưu giữ trong không gian số mà còn được gửi tận tay gia đình, các khu di tích, bảo tàng và đơn vị trưng bày.

Anh Quang Trung chia sẻ về tâm huyết thực hiện dự án: “Chúng tôi đã tận tay trao tặng những bức ảnh này đến gia đình các anh hùng, các khu di tích, bảo tàng, đơn vị trưng bày... từ đất liền đến hải đảo, ở khắp mọi miền Tổ quốc. Ðó là một hành trình không đơn giản, nhưng là tâm huyết của cả nhóm. Chúng tôi đã cùng nhau đến đích, đó là trao yêu thương cho người ở lại”.

Làm sống lại một phần hình ảnh của những chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống vì độc lập, tự do, hoà bình của Tổ quốc là nỗ lực của lớp trẻ ngày nay. Nắm trong tay sức mạnh công nghệ, họ biết dùng đúng chỗ để mang lại giá trị tốt đẹp cho quê hương./.

 

Lam Khánh

(Ảnh nhân vật cung cấp)

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

Trao yêu thương cho người ở lại

Chiến tranh đã qua đi gần 50 năm, nhưng với các gia đình liệt sĩ, nỗi đau mất đi người thân vẫn mãi xót xa như hôm nào. Các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hẳn gia tài quý báu nhất mà họ để lại cho người thân chính là những bức di ảnh. Theo thời gian, các bức ảnh đã cũ và hư hỏng. Bằng tấm lòng tưởng nhớ và tri ân sâu sắc, nhiều bạn trẻ đã bắt tay nhau phục dựng lại hàng loạt những bức ảnh liệt sĩ đã hư hỏng để trao tặng lại cho gia đình.

Phú Tân phấn đấu đến cuối tháng 7 hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 10 /4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến kiểm tra công tác xây dựng nhà cho bà con trong chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và công tác trùng tu, bảo dưỡng các bia ghi danh anh hùng liệt sĩ, di tích lịch sử trên địa bàn huyện Phú Tân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.