ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 01:17:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trở lại Dớn Hàng Gòn

Báo Cà Mau (CMO) Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng trong ký ức của những người còn sống sót vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau cái ngày khủng khiếp ấy. “Vào đêm mùng 10, rạng sáng ngày 11/9 âm lịch năm 1969, trong trận càn “nhổ cỏ U Minh”, cùng lúc nhiều máy bay giặc dội hàng tấn bom xuống tuyến kênh Dớn Hàng Gòn chiều dài hơn 2 km, đã làm hàng trăm người bị thương và 65 người thiệt mạng, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Có gia đình thiệt mạng đến 5 người, trong số đó có người không tìm được xác. Sau trận thảm sát ấy, người dân nơi đây càng nung nấu ý chí căm thù, đứng lên đánh Mỹ nguỵ, giành độc lập”, ông Trịnh Văn Kịch, người dân Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn (xã Khánh Lâm, huyện U Minh) kể lại.

Chỉ tay về hướng cánh đồng lúa vàng, ông Trịnh Văn Kịch tự hào: "Trên mảnh đất bơm cày, đạn xới ngày nào, nay là những vườn cây ăn trái trĩu quả nằm xen kẽ với ruộng lúa 2 vụ, cùng với nhiều mô hình chăn nuôi mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Từ lúc giải phóng cho đến nay, người dân nơi đây luôn hướng về phía trước, đi đầu trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.

Ông Cao Minh Ðặng, Trưởng ban Nhân dân Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn, cho biết, ấp có 237 hộ dân, với trên 350 ha đất sản xuất nông nghiệp đều nằm trong vùng quy hoạch ngọt hoá của huyện U Minh. Những năm qua, người dân đã đẩy mạnh phát triển nhiều mô hình sản xuất như: cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng và làm lúa 2 vụ trong năm. Thu nhập của người dân không ngừng tăng, toàn ấp chỉ còn 3 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên gần 70%. Các công trình công cộng như: điện, đường, trường học, trạm y tế… được đầu tư xây dựng. Trên 98% hộ dân nơi đây đã có điện thắp sáng, mua sắm được phương tiện nghe nhìn và xe máy đi lại.

Ông Ðặng cho biết thêm, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, tuyến đường Ấp 3 nối liền Ấp 2 có chiều dài trên 4 km trải dài theo tuyến kênh đã được bê-tông hoá phẳng lì, thuận lợi trong việc đi lại, học hành của người dân và con em điạ phương. An ninh trật tự được đảm bảo, không có nạn trộm cắp, đá gà, số đề.

Người dân Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp.

Là người gắn bó với xã Khánh Lâm từ những ngày đầu thành lập, ông Ðặng Văn Việt (Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn) rất đỗi vui mừng trước sự đổi thay của quê hương. Theo ông, chưa bao giờ kết cấu hạ tầng phát triển mạnh như hiện nay. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là từ khi thực hiện chương xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn đang đổi thay từng ngày.

“Dịch Covid-19 đang bùng phát, người dân nơi đây chấp hành tốt việc thực hiện giãn cách xã hội và phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế”, ông Việt nói.

Lướt xe máy trên tuyến đường bê-tông, qua những thửa ruộng, mảnh vườn xanh mướt và những ngôi nhà tường mọc lên san sát sau những cánh đồng lúa, vườn trái cây sai quả, chúng tôi đến tham quan vườn táo của ông Bùi Thanh Dũng ở Ấp 3. Ông Dũng cho biết, để phá thế độc canh cây lúa, gia đình ông chuyển 5 công đất ruộng sang trồng táo. So với nhiều loại cây trồng khác, cây táo dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, giá trị kinh tế cao, lại không lo đầu ra, thu hoạch bao nhiêu, người dân trong ấp tiêu thụ bấy nhiêu. Ông Dũng đang tính toán mở rộng diện tích, chăm sóc vườn táo theo hướng hữu cơ để mọi người đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.

Ðể giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương và tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong vụ thảm sát của giặc năm xưa, vào ngày 11/9 âm lịch hàng năm, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tổ chức mâm cơm cúng những người đã mất và họp mặt con em địa phương ôn lại truyền thống kiên cường của cha ông.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lâm Lê Thanh Mãi nhận định: “So với nhiều ấp trong khu vực, bà con ở Ấp 3, tuyến kênh Dớn Hàng Gòn giờ nhiều người khấm khá. Những gia đình là nạn nhân trong vụ thảm sát của bom Mỹ năm xưa hầu hết đều có cuộc sống ổn định và không ngừng vươn lên. Mục tiêu phấn đấu của địa phương là không chỉ giảm nghèo, mà phải vươn lên để đời sống người dân đạt mức khá, giàu”.

Theo ông Mãi, khi gỡ được những nút thắt về mô hình sản xuất, nguồn vốn sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật, đời sống người dân nơi đây không ngừng khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng/năm. Hiện Khánh Lâm đã đạt 15/19 tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm.

Ðứng dưới chân bia tưởng niệm những người đã khuất, chúng tôi cảm thấy thiêng liêng biết bao những đổi thay ở một vùng đất bơm cày, đạn xới chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh. Qua những trang sử, lời kể của những người còn sống sót trong trận dội bom năm nào của giặc, chúng tôi càng khâm phục ý chí kiên cường bám giữ từng tấc đất của người dân Dớn Hàng Gòn./.

 

Trung Ðỉnh - Hoàng Vũ

 

Liên kết hữu ích

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.