ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 02:14:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm sóc người ung thư sau xạ trị

Báo Cà Mau Ông H.H.V, 75 tuổi, ngụ ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời mấy hôm nay như khoẻ hẳn ra, khi ông đã hoàn thành đợt xạ trị kỳ thứ 3/9 tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh và trở về nhà. Con cháu, người thân quây quần chia sẻ, chăm sóc, ông như được tiếp thêm sức mạnh để chống chọi lại với bệnh tật, dù các phản ứng phụ sau khi thực hiện xạ trị vẫn còn làm cho cơ thể ông mệt mỏi, đau nhức.

một bệnh nhân sau quá trình xạ trị, nhờ tuân thủ các liệu pháp điều trị và được chăm sóc tốt, nên sức khỏe được phục hồi nhanh, đang vui vẻ cùng con cháu, người thân trong gia đình.Một bệnh nhân sau quá trình xạ trị, nhờ tuân thủ các liệu pháp điều trị và được chăm sóc tốt, nên sức khoẻ phục hồi nhanh.

Ông H.H.V là một trong những trường hợp may mắn khi được phát hiện khối u gan ở vào giai đoạn 2, nên việc xạ trị cơ bản đã đáp ứng được các liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Xạ trị hiện nay được xem là phương pháp phổ biến trong quá trình điều trị ung thư. Tác dụng của phương pháp này là làm cho tế bào ung thư bị phá huỷ hoặc bị tiêu dệt. Đồng thời nhằm ngăn chặn chúng phân chia và phát triển sang các tế bào khác. Tuy nhiên, phương pháp này lại có một số tác dụng phụ không mong muốn như: bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, rụng tóc, đau cơ, thậm chí là tiêu chảy… ít nhiều cũng sẽ gặp khó khăn về chất lượng cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày.

một bệnh nhân sau khi thực hiện xạ trị, tác dụng phụ làm cho bị rụng tóc, mệt mỏi… đang được người nhà hỗ trợ tập một số động tác nhẹ, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.Bệnh nhân sau khi thực hiện xạ trị, tác dụng phụ làm cho bị rụng tóc, mệt mỏi… đang được người nhà hỗ trợ tập một số động tác nhẹ, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Việc chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân sau khi xạ trị đòi hỏi cần phải có kiến thức nhất định để tránh làm tổn hại đến các phần cơ thể nhạy cảm của người bệnh. Cụ thể như: phần da sau khi thực hiện xạ trị cần tránh các tác động cọ xát, tránh sử dụng chất kích thích (sữa tắm, xà phòng…) để không xảy ra tình trạng bị viêm loét; đối với những bệnh nhân xạ trị vùng thực quản thì cần phải có chế độ ăn, uống các loại thức ăn nhẹ, mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hoá. Việc thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ và bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, cũng là một liệu pháp giúp người bệnh tăng thêm sức đề kháng và mau bình phục hơn.

Chia sẻ về với chúng tôi, bà Hà Thị Kim (người nhà của ông H.H.V) thông tin: “Hồi mới được bác sĩ cho biết bị bệnh K gan, ông nhà tôi hoang mang lắm. Nhưng sau vài lần thực hiện phương pháp xạ trị và được gia đình chăm sóc chu đáo theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên tinh thần của ông giờ đã khá lắm rồi, vui vẻ và tự tin hơn nhiều”.

Cũng như ông V, bà Đ.T.T.M, 62 tuổi, ngụ Khóm 6, Phường 1, TP Cà Mau bị ung thư phổi giai đoạn 3 và đang được điều trị bằng phương pháp xạ kết hợp với hoá trị tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, sau khi đã được phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính ở phổi. Nhờ có sự chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi được xạ trị, nên bà M có dấu hiệu hồi phục sức khoẻ khá tốt so với yêu cầu chuyên môn.

một bệnh nhân sau khi thực hiện xạ trị, cơ thể phản ứng với tia phóng xạ, làm cho bị mệt mỏi đang được bác sĩ Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau thăm khám.Một bệnh nhân sau xạ trị, cơ thể phản ứng với tia phóng xạ, làm cho mệt mỏi, đang được bác sĩ Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhã, Phó trưởng Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, lưu ý: “Người bệnh một khi đã quyết tâm điều trị ung thư (trong đó có xạ trị), thì nên tuyệt đối tin tưởng vào các phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, người bệnh và người thân cũng cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, hạn chế sự căng thẳng, lo âu, sợ hãi; tránh để cơ thể bị viêm nhiễm cục bộ. Quan trọng hơn, trước và sau khi xạ trị, bệnh nhân cần có các chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Có như vậy thì hiệu quả điều trị mới cao”.

Nhìn chung, ung thư là bệnh nan y nên hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều có tâm lý lo âu. Trong khi quá trình điều trị sẽ xảy ra một số tác dụng phụ, càng làm cho bệnh nhân thêm hoang mang. Do vậy, việc chăm sóc cho người bệnh đúng cách không những giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn, mà việc đáp ứng các loại thuốc đặc trị và phác đồ cũng sẽ có hiệu quả tích cực hơn. 

Phương Vũ

 

Phòng tránh bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ, ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, thường khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư tuyến giáp rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động ngăn ngừa căn bệnh này.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị.

Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 28/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.

Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ

Thực phẩm không chỉ là món ăn để no và nuôi sống cơ thể hằng ngày của mỗi con người, mà đối với trẻ nhỏ, nhiều loại thực phẩm còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...) là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là vấn đề hết sức cần thiết.

Lợi ích điều trị ung thư tại tuyến tỉnh

Từ năm 2016, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thời gian qua, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư nhiều trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực để thực hiện điều trị các bệnh lý về ung thư. Ðiều này đem lại hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà, nhất là đối với bệnh nhân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.