ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 07:24:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường phổ thông dân tộc nội trú: Cần sự trợ lực

Báo Cà Mau Giờ sinh hoạt buổi trưa ở Trường PTDT nội trú THCS Danh Thị Tươi.

“Gia cảnh khó khăn, những năm học trước em phải dậy từ rất sớm đạp xe gần 4 km đến trường. Buổi trưa nghỉ tạm trong lớp học, mọi sinh hoạt, ăn uống phải ra hàng quán bên ngoài trường. Từ đầu năm học đến nay, em không vất vả vậy nữa vì được vào ở khu nội trú của trường, được cùng ăn, cùng ở, cùng học tập với các bạn nên chuyên tâm hơn, học tốt hơn”, em Lý Bé Hằng, học sinh lớp 7A1, Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú THCS Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tâm tình.

Cùng niềm vui, em Nguyễn Minh Khang, ngụ ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, nói: "Ở đây, ngoài việc đỡ nhọc nhằn trong sinh hoạt, học tập, em còn được tạo điều kiện cùng bạn bè trong khu ở vui chơi thể thao, văn nghệ vào mỗi buổi chiều tối". Mặc dù là con em người dân tộc Khmer, nhưng mãi tới khi được vào học lớp 6, Khang mới biết nói, viết tiếng Khmer và hiểu nhiều về phong tục, văn hoá dân tộc mình. Do vậy, trong sinh hoạt thường ngày ở khu nội trú, các em cùng học và trao đổi ngôn ngữ này để tiến bộ hơn. Khang cho biết: “Hôm trường tổ chức lễ hội Óoc Om Bóc, cả khu nội trú đều háo hức. Em chưa từng biết đến lễ hội này nên cứ nôn nao”.

Giờ sinh hoạt buổi trưa ở Trường PTDT nội trú THCS Danh Thị Tươi.

Phó Hiệu trưởng Lê Hoàng Phục cho biết, tháng 11/2014, trường đón nhận quyết định nâng cấp Trường PTDT Danh Thị Tươi thành Trường PTDT nội trú THCS Danh Thị Tươi. Với đặc thù là trường nội trú, điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số học tập tốt hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh dân tộc ở các xã: Khánh Hưng, Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời và một số xã của huyện U Minh. Đầu năm học 2015-2016, trường tiến hành tập hợp, ổn định nơi ăn, nghỉ cho 48 học sinh là con em người dân tộc nhà xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Đến thăm khu nội trú giờ nghỉ trưa, các em thoải mái nghỉ ngơi và tranh thủ thời gian soạn bài, xem trước bài học buổi chiều. 6 dãy phòng (6-8 em/phòng) ngăn nắp, việc vệ sinh, nền nếp sinh hoạt có chấm điểm, được sự giám sát thường xuyên của lãnh đạo nhà trường và bảo vệ trực. Được hưởng các chương trình dành cho học sinh dân tộc nội trú, nên đầu năm học các em được nhà trường trang bị nhiều vật dụng, đồ dùng học tập như sách giáo khoa, tập, viết. Từ đầu tháng 12 này, giáo viên tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức để làm nền tảng cho các em, giúp các em học yếu học tốt hơn.

Tuy nhiên, sự may mắn này mới chỉ dành cho 48 em. Còn rất nhiều học sinh giờ trưa phải nghỉ lại ở lớp học, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi ở hàng quán để chờ vào tiết học chiều. Thầy Lê Hoàng Phục bộc bạch, năm học này, trường đón hơn 60% học sinh là người dân tộc Khmer. Qua khảo sát nhu cầu từ đầu năm học, trường còn 32 học sinh người dân tộc Khmer mong muốn được vào ở nội trú để được hưởng nhiều chế độ ưu tiên.

Đến nay, với khu nhà ở 6 dãy phòng, bếp ăn và khuôn viên sân chơi, phòng học, đội ngũ nhân viên phục vụ ăn, nghỉ, bảo vệ… chỉ mới cơ bản đảm bảo phục vụ cho 48 em. “48 học sinh, trong đó có 15 nam sinh, theo lẽ phải tách biệt khu nam - nữ, nhưng do điều kiện quỹ đất, hiện khu nội trú chỉ có thể tách phòng riêng. Với nữ sinh gặp bất tiện khi nhà vệ sinh ở ngoài, thêm nữa, trường đang gặp khó về kinh phí sinh hoạt cho các em và chi trả lương cho nhân viên. Hiện phần ăn mỗi ngày của các em 25.000 đồng là quá thấp so với vật giá cứ leo thang (hưởng theo chính sách học bổng là 80% lương cơ bản); lương trả cho 1 bảo vệ, 1 tạp vụ và nấu ăn chỉ hợp đồng theo lương thoả thuận 80% của mức thấp nhất, trong khi khối lượng công việc rất nhiều. Bên cạnh, phòng học không đủ, trường có 9 lớp, trong khi chỉ có 6 phòng học và 6 phòng bộ môn, do đó 3 lớp phải học nhờ 3 phòng bộ môn.

Tuy mới được nâng cấp thành trường PTDT nội trú, nhưng so với những năm học trước chỉ chiếm 35-40% học sinh người dân tộc, thì năm nay Trường PTDT nội trú THCS Danh Thị Tươi đạt 60%, trong khi chỉ có 2 giáo viên đủ chuẩn giảng dạy tiếng dân tộc, có nội trú, có chế độ hỗ trợ. Do vậy, việc tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, cũng như có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên dạy tiếng dân tộc đạt chuẩn nói riêng nhằm bổ sung theo nhu cầu giảng dạy cho nhà trường là nhu cầu cấp thiết, cần sự trợ lực./.

Bài và ảnh: Thanh Phạm

Ấm áp không khí họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 20/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.