ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:33:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường Sa xanh mãi

Báo Cà Mau Kỷ niệm 40 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, hơn 90 triệu dân trên mọi miền đất nước, vọng tưởng, tri ân hàng ngàn người con ưu tú đã anh dũng ngã xuống vì hoà bình dân tộc, trong đó có các liệt sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1. Các anh ngã xuống cho Tổ quốc nở hoa, cho Trường Sa trường tồn bất diệt, cho Nhà giàn DK1 mãi là thế đứng Việt Nam giữa ngàn khơi Tổ quốc. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh.

Kỷ niệm 40 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, hơn 90 triệu dân trên mọi miền đất nước, vọng tưởng, tri ân hàng ngàn người con ưu tú đã anh dũng ngã xuống vì hoà bình dân tộc, trong đó có các liệt sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1. Các anh ngã xuống cho Tổ quốc nở hoa, cho Trường Sa trường tồn bất diệt, cho Nhà giàn DK1 mãi là thế đứng Việt Nam giữa ngàn khơi Tổ quốc. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh. 

“Nghĩa trang xanh”

Trên vùng biển Cô Lin và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, có một “nghĩa trang xanh”. Gọi là “nghĩa trang xanh”, bởi các anh ngã xuống tuổi đời còn rất trẻ, để lại sau lưng bao hoài bão, lý tưởng, ước mơ và nhựa sống của người lính biển thời bình. Nghĩa trang đặc biệt ấy không có phần mộ như trên đất liền, không có bia tưởng niệm, không có phần đất, mà mộ của các anh là những ngọn sóng bạc đầu lúc nổi lên dữ dội, lúc hiền hoà lặng lẽ như những nhành san hô nằm dưới đáy biển sâu. Máu các anh hoà lẫn đại dương, thân các anh hoá vào lòng biển, để mỗi lần đi qua nghĩa trang đặc biệt ấy, linh hồn các anh đang ẩn hiện đâu đây, hoà vào tiếng sóng, tiếng gió thành bản tình ca, nhắc nhở các thế hệ phải có trách nhiệm bảo vệ biển, đảo - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc không thể tách rời.

Tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa.

Lần đầu tiên đến “Nghĩa trang xanh”, cầm nhành huệ trắng thả xuống đại dương, chị Trần Thị Thuỷ, người con gái duy nhất của Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, nghẹn ngào nước mắt: “Ba ơi, con đến thăm ba đây. Mẹ vẫn không thể nguôi ngoai được, kể từ ngày ba nằm lại Gạc Ma”. Nước mắt người con gái chảy tràn trên má, hoà vào sóng nước. Chị đưa tay đỡ tràng hoa cùng các chiến sĩ thả xuống biển trong niềm đau vô bờ.

Còn anh Nguyễn Huy Tưởng, phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay, nghẹn giọng: “Sự hy sinh của các liệt sĩ là tấm gương ngời sáng về đức quên mình và tình yêu Tổ quốc. Từ chuyến đi này, tôi phải soi lại mình từ câu chuyện kể về các liệt sĩ. Tôi biết mình phải làm gì để xứng đáng với các anh”. Cũng trong niềm tri ân tưởng vọng biết ơn các liệt sĩ, phóng viên Bích Thuỷ, Báo Nhân Dân Cuối tuần, bộc bạch: “Chỉ đứng dưới tàu nhìn lên nhà giàn thôi đã không cầm được nước mắt. Vậy mà những năm qua, xương cốt của các anh vẫn nằm lạnh cóng dưới đáy biển. Sự hy sinh không thể nói hết bằng lời”.

Khúc tưởng niệm tháng tư

Chiều cuối tuần, trên con tàu HQ-936 của Vùng 4 Hải quân, đoàn công tác chúng tôi đến vùng biển, đảo Cô Lin, Gạc Ma làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ. Chẳng ai bảo ai, tự trong trái tim mỗi người dâng tràn xúc động. Chúng tôi nhìn về phía đảo Gạc Ma xót xa. Nơi ấy, 64 linh hồn liệt sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 vẫn lạnh cóng tận đáy san hô. Nhiều phóng viên nghẹn ngào, còn các chiến sĩ rơm rớm nước mắt.

Giữa biển trời Tổ quốc, mùi khói hương nghi ngút, tiếng nhạc chiêu hồn tử sĩ trầm hùng, da diết. Chúng tôi xếp thành hàng lặng lẽ trên boong tàu. Trong cơn dông cuối chiều, tiếng trưởng đoàn công tác thăm thẳm sâu quyện vào sóng nước: “Ðảo Trường Sa là của Việt Nam, là linh hồn Tổ quốc Việt Nam. Nơi đây, bao người con ưu tú của Tổ quốc đã chiến đấu anh dũng, hy sinh, giành giật từng tấc đảo và bảo vệ những phiến đá kiến tạo qua hàng ngàn năm lịch sử được cha ông ta giữ gìn từ lâu đời. Không để cướp đảo thân yêu, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh đã giằng co quyết liệt, cắm cờ Tổ quốc lên đảo để khẳng định cột mốc chủ quyền.

Lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân thêm một lần nữa lại tô thắm máu đào của 64 liệt sĩ. Tiếng nói của Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương sẽ mãi khắc sâu trong tâm khảm của triệu triệu người dân Việt Nam, từ thế hệ này qua thế hệ khác: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Quyết không đầu hàng địch trước họng súng quân thù, Binh nhất Trần Thiên Phụng đã thét vào mặt chúng rằng: “Ðất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng!”. Tiếng nói ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ðó là một tuyên ngôn bất tử về Trường Sa - tuyên ngôn của thế hệ trẻ hôm nay không sợ hy sinh gian khổ, quyết đem cả tính mạng của mình bảo vệ từng tấc đất, sải sóng thiêng liêng của Tổ quốc”.

Trưởng đoàn công tác xúc động. Gạt nước mắt sau tròng kiếng, giọng ông chùng xuống như nói với những liệt sĩ Nhà giàn DK1 đang nằm dưới đáy biển sâu: “Trước khi ngã vào lòng biển, Ðại uý Vũ Quang Chương đã ôm cờ Tổ quốc vào lòng. Trung uý Nguyễn Hữu Quảng để lại quê nhà người vợ mới đính hôn với lời ước nguyện sau chuyến đi nhà giàn về sẽ làm lễ cưới; Liệt sĩ Nguyễn Văn An vĩnh viễn nằm lại biển khơi chưa kịp gặp mặt con khi ở quê nhà người vợ mới sinh.

Trước lúc thanh thản ra đi, Liệt sĩ Lê Ðức Hồng vẫn hy vọng vào tình yêu từ những lá thư kết bạn màu tím. Ðại uý Dương Văn Bắc để lại sau lưng 2 con nhỏ và người vợ trẻ thảo hiền. Các anh đã gác lại bao ước mơ, hoài bão và dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho muôn ngàn sóng bể, để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu. Máu các anh hoà lẫn biển xanh, xương của các anh đã thấm vào lòng biển, đảo; tên các anh được Tổ quốc vinh danh. Sự hy sinh của các anh là nguồn cội để thế hệ trẻ hôm nay tự hào, tiếp bước và noi gương”.

Cả đoàn chúng tôi bật khóc. Từ mái tóc bạc phơ đến mái đầu xanh; từ những người vào sinh ra tử qua 2 cuộc kháng chiến đến các bạn trẻ chưa một lần mặc áo lính. Từ những người lăn lộn với biển, đảo sống sót trở về đến những người lần đầu tiên đến "nghĩa trang xanh" này đều không cầm được nước mắt, khi thắp hương tưởng vọng linh hồn các liệt sĩ. Giọt nước mắt khóc các anh ngã xuống hôm qua là mạch nguồn kết nối triệu triệu trái tim người dân đất Việt hôm nay, tạo thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, để cùng nhau bảo vệ từng sải sóng, từng tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc./.

Bài và ảnh: Mai Thắng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả đấu tranh chống vi phạm IUU

Ngày 11/4/2025, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng uỷ Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân gặp mặt quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Chiều 9/4, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2022-2025.

Ðồn Biên phòng Ðất Mũi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

Phát huy sự đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh chính trị, truyền thống của đơn vị, nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh, sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn, quyết tâm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, Chi bộ Ðồn Biên phòng Ðất Mũi đã lãnh đạo đơn vị tập trung chiến đấu cao, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới (ANBG) quốc gia do đơn vị phụ trách.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau quý II/2025

Chiều 8/4, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh quý II/2025.

Ðồn Biên phòng Khánh Hội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

Nhiệm kỳ 2020-2025, với tinh thần tích cực chủ động, đoàn kết, thống nhất, cấp uỷ, Ban Chỉ huy Ðồn Biên phòng Khánh Hội thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên cũng như lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp công tác quản lý, bảo vệ biên giới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao.

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Nhiều kết quả thi đua của Hải đoàn 42

Sáng 2/4, tại huyện Năm Căn, Hải đoàn 42 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) tổng kết phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Cảnh sát biển chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025. Trung tá Trịnh Minh Hiển, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Hải đoàn, chủ trì hội nghị.

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.