ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 08:30:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Truyền thanh cơ sở - góp phần lan tỏa thông tin

Báo Cà Mau (CMO) Xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Ðầm Dơi đã đầu tư, nâng cấp hệ thống loa truyền thanh để phục vụ người dân, tuy nhiên, một số nơi do đầu tư lâu nên xuống cấp.

Hiện địa bàn xã Tạ An Khương Ðông có trên 10 cụm loa truyền thanh ở các ấp. Chỉ tính riêng trong năm 2022, xã đã đầu tư 3 cụm loa không dây, trị giá trên 10 triệu đồng.

Ông Phạm Trung Kiên, Phó chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Ðông, nói: “Ngoài các khung giờ tiếp sóng chương trình của Ðài Tiếng nói Việt Nam, Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau và Ðài Truyền thanh huyện, UBND xã còn đưa nội dung các văn bản, chỉ đạo mới trong nhiều mặt của đời sống để chuyển tải, giúp người dân nắm bắt thông tin tốt hơn”.

Xã Tân Tiến hiện có 27 cụm loa truyền thanh, trong đó có 6 cụm do người dân đầu tư. Từ đầu năm 2023 đến nay, xã đầu tư thêm 3 cụm loa, trị giá hơn 30 triệu đồng và đang chuẩn bị đầu tư thêm 3 cụm. 10/10 ấp đều có cụm loa không dây.

Hệ thống loa cơ sở thường xuyên được kiểm tra để phục vụ tốt nhất công tác tuyên truyền.

Ông Ðoàn Chí Linh, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết: “Hoạt động thông tin, tuyên truyền được xã thực hiện từ nhiều cấp, để mọi người dân nắm bắt kịp thời”.

Anh Nguyễn Tuấn Vũ, ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, cho biết: “Thời gian qua, hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn xã đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nắm bắt kịp thời những diễn biến liên quan và các hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương; từ đó, người dân không hoang mang trước dịch bệnh, thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch do ngành chức năng khuyến cáo”.

Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, một số xã trên địa bàn huyện cũng vận động xã hội hoá các cụm loa truyền thanh, kêu gọi Nhân dân phát triển các cụm loa, phục vụ người dân trong xóm.

Cùng với phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở, để có những chương trình hay, đội ngũ biên tập viên, phóng viên của tổ truyền thông thuộc Trung tâm Văn hoá - Truyền thông và Thể thao huyện tăng cường đi thực tế, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hơi thở cuộc sống người dân, để có những tác phẩm hay phục vụ thính giả.

Ông Lê Huyền, ấp Tân An Ninh A, xã Tạ An Khương Nam, bày tỏ: “Tôi cảm thấy hệ thống truyền thanh cơ sở đã phát huy vai trò, là cầu nối giữa ngành chức năng và người dân. Tôi mong muốn hệ thống truyền thanh, nhất là Ðài Truyền thanh huyện sẽ có thêm nhiều chương trình hay, hấp dẫn hơn nữa để phục vụ công chúng”.

Hệ thống truyền thanh cơ sở ngày càng phát huy hiệu quả, tuyên truyền kịp thời thông tin thời sự về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của huyện, nêu gương điển hình tiên tiến cũng như phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và đời sống. Với lợi thế truyền tin nhanh, kịp thời; chủ động về thời gian, nội dung, tác động trực tiếp, thiết thực đến đối tượng thụ hưởng, tiết kiệm chi phí, việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh đã được các xã khai thác, vận hành mang lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền.

Phát huy tính hiệu quả, đổi mới về nội dung thông tin tuyên truyền của chính quyền đến Nhân dân, những năm qua, trên địa bàn huyện Ðầm Dơi, hoạt động của tổ truyền thông, thuộc Trung tâm Văn hoá - Truyền thông và Thể thao huyện Ðầm Dơi, cùng với hệ thống loa của Trạm Truyền thanh cơ sở đã trở thành công cụ sắc bén, nhanh nhạy, kịp thời và hiệu quả của Ðảng bộ, chính quyền trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của huyện, của tỉnh, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Ðầm Dơi ngày một phát triển./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Phát huy hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở tuy là cấp thấp nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng, gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thông qua vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tại huyện U Minh, từ phong trào thanh niên học tập và làm theo lời Bác đã xuất hiện nhiều đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) mạnh dạn khởi nghiệp, sáng tạo, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Thanh niên Trần Minh Thuận, Ấp 8, xã Khánh Hội, là một điển hình.

Trưng bày chuyên đề “Bác Hồ - Bác Tôn” tại huyện Năm Căn

Sáng 20/9, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (tỉnh An Giang), Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Năm Căn tổ chức khai mạc trưng bày, ngoại khoá chuyên đề “Bác Hồ - Bác Tôn" và Tác phẩm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại huyện Năm Căn.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Báo chí và trách nhiệm với Ðảng, với Nhân dân

“Nước lấy dân làm gốc” - đây là tư tưởng quán xuyến, cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời có giá trị lý luận và định hướng thực tiễn cho sự nghiệp cách mạng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiếp tục kế thừa, phát huy và đúc rút ra vai trò của Nhân dân trong bối cảnh mới: “Tin ở dân, chăm lo cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử đất nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ và Ðảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của Nhân dân, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác dân vận, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân”.

Nhớ những lời nói tâm đắc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng tận hiến của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói vô cùng sâu sắc, nhân văn, mang tầm thời đại về công tác xây dựng Ðảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, nhất là về xây dựng đạo đức người cán bộ, đảng viên, vì lý tưởng cao đẹp của Ðảng.

Ðảng viên cao niên viết tiếp truyền thống cách mạng

Huy hiệu Ðảng là phần thưởng cao quý ghi nhận sự phấn đấu, rèn luyện, góp sức và trưởng thành của những đảng viên với Ðảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, thực hiện tốt mọi chức trách nhiệm vụ được giao dù ở cương vị nào.

Thêm tư liệu quý về sự kiện tập kết

Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, trong số cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc, có khá nhiều gia đình cả nhà cùng đi tập kết, trong đó có gia đình ông Lê Khắc Xương, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay gồm Cà Mau, Bạc Liêu), Uỷ viên Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bạc Liêu, Trưởng ban Tập kết Quân dân chính Ðảng tỉnh Bạc Liêu.

Nguồn động viên với gia đình chính sách

Thời gian qua, hội cựu chiến binh (CCB) các cấp trong tỉnh đã thể hiện vai trò, trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện và vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hoà bình”, "bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Song song đó, các cấp hội còn tích cực tham gia cùng cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp sức cho công tác an sinh xã hội và chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

40 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 10/9, Ban Chỉ đạo 35 của tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2024. Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt dự và chỉ đạo hội nghị.