ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:59:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Báo Cà Mau Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.

Đều đặn hằng tuần trên trang Facebook Hội LHPN xã Trần Phán sẽ có 1 bài đăng vào mục “Mỗi tuần 1 sản phẩm”, nội dung các bài viết này giới thiệu các sản phẩm, mô hình kinh tế của chị em hội viên nhằm quảng bá, mở rộng đầu ra, giúp chị em dễ dàng tiêu thụ sản phẩm. Cách truyền thông này đã được thực hiện từ năm 2022 và được Hội LHPN huyện Ðầm Dơi phát động ở tất cả các xã, và Hội LHPN xã Trần Phán là một trong những điểm sáng trong thực hiện. Hội còn đoạt giải tại cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024 do Hội LHPN tỉnh tổ chức.

Từ khi thực hiện phong trào “Mỗi tuần 1 sản phẩm”, cán bộ Hội LHPN xã Trần Phán (người đứng, bên trái) trở thành những “phóng viên” không chuyên nhưng tuyên truyền rất hiệu quả.

Chị Nguyễn Thuý Khoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Trần Phán, cho biết: “Chúng tôi lồng ghép trong những lần họp tổ, tham quan các mô hình của hội viên ở các ấp rồi chụp ảnh lại, sau đó trò chuyện cùng chị em về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, canh tác. Ðịnh kỳ mỗi tuần sẽ giới thiệu từ 1-2 mô hình trên trang Facebook của hội, sau đó bài đăng sẽ được chia sẻ lên Fanpage của huyện hội để nhiều người biết đến hơn. Thời gian đầu thực hiện, các chị còn hơi ngại, nhưng sau khi giải thích những lợi ích từ cách làm này thì nhận được sự đồng thuận từ hội viên. Ðây cũng là cách để cán bộ hội sâu sát hơn với cơ sở, dễ dàng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên”.

Ảnh chụp màn hình trang Facebook của Hội LHPN xã Trần Phán.

“Nhờ cô Khoa mà có tiền xài”, câu khẳng định “chắc nịch” của bà Trần Cẩm Nhung (ngụ ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán) sau khi mô hình trồng rau sạch của bà được quảng bá trên trang Facebook của Hội LHPN xã. Dù ở tuổi xế chiều nhưng với suy nghĩ còn sức còn làm, bà Nhung tích cực cải tạo đất trống quanh nhà, tận dụng thùng xốp bỏ đi để trồng rau xanh. “Trước đây tôi chỉ trồng khoảng 200 m2, chủ yếu là các loại rau ăn sống. Trong một lần hội đến tham quan mô hình, cô Khoa ngỏ ý muốn quảng cáo lên Facebook nên tôi đồng ý. Sau khi bài đăng lên, vợ chồng tôi rất bất ngờ vì nhiều người biết và tìm đến mua, hiện tại tôi đã mở rộng diện tích ra khoảng 500 m2, lên liếp trồng bài bản. Mỗi ngày tôi cắt khoảng vài chục ký để bỏ mối cho quán ăn ở thị trấn Ðầm Dơi và bán cho bà con hàng xóm xung quanh”, bà Nhung kể lại.

Cũng là một trường hợp khởi nghiệp thành công từ truyền thông số là chị Trần Thị Tiểm (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán) với việc sản xuất các loại khô, mắm từ nguồn nguyên liệu bản địa. Từ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đến nay các sản phẩm khô cá phi, mắm tôm của chị được mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nhờ sự đồng hành của hội hỗ trợ quảng bá. Chị Tiểm cho hay: “Ban đầu tôi cũng đã có quảng cáo các mặt hàng của mình trên trang cá nhân nhưng sự lan toả chưa nhiều. Ðược hội giúp đỡ, đăng bài giới thiệu sản phẩm, cũng từ bài viết này, cơ sở được Ðài PT-TH Cà Mau đến quay phóng sự, từ đó sản phẩm tôi được biết đến rộng rãi hơn, đơn hàng cũng tăng dần”. Hiện, mỗi tháng cơ sở chị Tiểm tiêu thụ hơn 1 tấn khô, mắm, lượng hàng tiêu thụ nhiều, từ đó tạo được công ăn việc làm cho hơn 10 lao động, chủ yếu là phụ nữ nông thôn.

Mô hình làm khô cá phi của chị Trần Thị Tiểm (phải) thành công nhờ hiệu ứng từ truyền thông số.

Bà Tiêu Việt Tiên, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đánh giá: “Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo đến các cơ sở hội tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm cho chị em trên các phương tiện thông tin đại chúng, và Ðầm Dơi là huyện làm tốt phần việc này. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 đưa các sản phẩm quảng bá trên các kênh Online đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của phụ nữ địa phương từ những sản phẩm lợi thế sẵn có. Mục tiêu hướng tới trong nhiệm kỳ này, Tỉnh hội tiếp tục duy trì những mô hình, những cách làm hay, trong đó tập trung xây dựng và nhân rộng những sản phẩm truyền thông của phụ nữ trên không gian mạng”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.