ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 08:43:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tthu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

Báo Cà Mau Vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là loại chất thải rất độc hại, đặc biệt nguy hiểm, nó tác động đến môi trường sinh thái, sức khoẻ con người. Theo nghiên cứu, số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thì những chất độc hại này gây ra các loại bệnh cho con người như: tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gan, mật, một số trên thận, hô hấp tim mạch và trong máu, đặc biệt những trường hợp nặng như ung thư da, phổi và đột quỵ.

Vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là loại chất thải rất độc hại, đặc biệt nguy hiểm, nó tác động đến môi trường sinh thái, sức khoẻ con người. Theo nghiên cứu, số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thì những chất độc hại này gây ra các loại bệnh cho con người như: tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gan, mật, một số trên thận, hô hấp tim mạch và trong máu, đặc biệt những trường hợp nặng như ung thư da, phổi và đột quỵ.  

Theo số liệu thống kê, mỗi năm, Cà Mau nhập khoảng 700 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại để phục vụ cho sản xuất lúa với diện tích trên 90.000 ha. Lượng vỏ chai, bao bì nằm rải rác trên đồng ruộng của nông dân đang là nỗi lo cho môi trường đất, nước ngầm và sức khoẻ của người dân.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau Nguyễn Trần Thức cho biết: “Theo tính toán, 1 năm sản xuất lúa 2 vụ, người dân sử dụng 10-15 kg vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật/ha. Do đó, ngành đang tính toán, tuyên truyền cho người dân thu gom, tiêu huỷ đúng cách bởi đây không phải là loại rác thải thông thường mà nó rất nguy hiểm đối với người dân trực tiếp tiếp xúc với nó”.

Năm 2015, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau kết hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang phát động phong trào thu gom vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại Cà Mau nhưng chưa nhiều, chưa mang lại hiệu quả. Các hoạt động thu gom của người dân chưa được tổ chức thường xuyên, việc phân loại rác trên chưa đúng cách.

Ngày 16/5/2016, Bộ NN và PTNT – Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc xử phạt hành chính.

Nông dân Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình đang thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.

Để thực hiện phong trào, nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau đã tổ chức 2 cuộc tuyên truyền, phát động người dân thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật tại xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời) và xã Tân Lộc (huyện Thới Bình). Bước đầu, người dân đã thấy được mức độ nguy hại và ý thức hơn trong việc thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng ngay trên đồng ruộng.  

Ông Trần Văn Dũng, Ấp 2, xã Tân Lộc, cho biết: “Bao năm qua, nông dân chúng tôi chỉ biết vứt vỏ, bao bì  thuốc bảo vệ thực vật sau khi phun thuốc vào bờ mẫu, gốc cây mà không biết được mức độ độc cho chính bản thân mình. Nhiều khi anh em ra thăm đồng đạp phải vỏ chai do máy cày xới bể rất nguy hiểm. Sau khi được tuyên truyền, nông dân trồng lúa trong ấp đã có ý thức thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, không còn bỏ ngoài đồng như trước đây”.

Được biết, Ấp 2 và Ấp 7, xã Tân Lộc được xây dựng 2 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc thuốc bảo vệ thực vật.

Cán bộ nông nghiệp xã Tân Lộc Nguyễn Trường Thuật cho biết: “Khi có bể chứa, đa số nông dân khi đi chợ tiện đường bỏ vào bể nên nơi bao bì, vỏ chai thuốc trên không còn nằm rải rác ngoài đồng. Hiệu quả hơn, qua hội thảo tuyên truyền về thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật thì người dân trong 7 ấp thấy được hậu quả nguy hiểm từ chất độc của thuốc bảo vệ thực vật nên người dân yêu cầu xây dựng mỗi ấp 2 bể để bảo vệ môi trường và sức khoẻ”.

Ông Nguyễn Trần Thức thông tin thêm: “Song song với phong trào thu gom, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng xây dựng các bể chứa tại vùng sản xuất lúa của người dân vùng trọng điểm, khoảng 100 bể từ nguồn vốn của dự án Phát triển ĐBSCL (WB6) để phục vụ cho việc thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau./.

Thông tư liên tịch số 05/2016 của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: “Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau pha chế, phun rải để vào bể chứa; không để chung bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng; bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xong thì không được sử dụng vào các mục đích khác; không tự ý xử lý, đem chôn, hoặc đốt bao gói thuốc bảo vệ thực vật”.

Bài và ảnh: Diệu Lữ

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).