ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 09:04:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng phó sạt lở mùa mưa

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay đang vào mùa mưa, tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển lại tiếp diễn. Các địa phương trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, chủ động phòng tránh và di dời tài sản tại các khu vực sụp lún đến nơi an toàn.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển xảy ra dông lốc, triều cường dâng cao, sạt lở làm ảnh hưởng đến 51 hộ dân, thiệt hại gần 700 triệu đồng. Vào mùa mưa, tình trạng sạt lở đất ven sông diễn ra nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Ðiển hình tại Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, khoảng 12 giờ đêm 6/6 xảy ra sạt lở làm sụp lún 2 căn nhà của hộ dân. Lực lượng chức năng đã kịp thời di dời đồ đạc đến nơi an toàn. Hiện Khóm 4 có gần 10 hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, chính quyền địa phương đã đến từng hộ tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức chủ động ứng phó giảm nhẹ thiệt hại về tài sản.

Những nơi có dấu hiệu sạt lở, chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo để người dân nâng cao ý thức, chủ động di dời, hạn chế thiệt hại.

Bà Phạm Thị Mỹ Trang, Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Mấy ngày qua mưa to nên nước chảy xiết, những nơi đất yếu đều bị lở đất, nửa đêm tôi nghe tiếng vách thiếc nứt, phía sau nhà tôi đã lún xuống khoảng 5 cm. Gia đình thông báo cho chính quyền địa phương hỗ trợ di dời những đồ dùng nặng ra khỏi khu vực sạt lở để bảo vệ tài sản. Trước mắt, chúng tôi phải tạm ở nhà người thân để theo dõi diễn biến sạt lở ra sao và có biện pháp ứng phó”.

Ông Nguyễn Văn Thuyền, Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Sạt lở diễn ra nhanh lắm, chỉ mới bước vào đầu mùa mưa mà nhiều căn nhà của các hộ dân ven sông đã có dấu hiệu sụp lún nặng. Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo và tuyên truyền cho chúng tôi phải di dời đến nơi khác, nhất là vào ban đêm phải sơ tán người già, trẻ nhỏ, vì rất nguy hiểm”.

Ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị trấn Rạch Gốc thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, chỉ đạo các khóm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát các bản tin cảnh báo sạt lở đất qua trạm truyền thanh và loa lưu động trong khu dân cư để người dân chủ động ứng phó, vận động người dân di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Ngoài ra, chúng tôi luôn bố trí lực lượng trực 24/24, khi có tình huống sạt lở xảy ra kịp thời hỗ trợ người dân”.

Sạt lở đất ven sông, ven biển vào mùa mưa diễn biến khó lường

Hiện nay, tình trạng sạt lở đất ven sông, cửa sông, cửa biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển diễn biến khó lường, mức độ thiệt hại và số vụ sẽ tăng lên trong thời gian tới do trong mưa lớn kéo dài, cường độ nước chảy mạnh, thuỷ triều dâng cao, hạ thấp, gây áp lực đến khu vực đất ven sông, nhất là những khu vực đất dựng đứng, áp lực xoáy xói mòn, tạo hàm ếch..., mức độ cảnh báo đặc biệt nguy hiểm.

Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Vào thời điểm này, chúng tôi cùng với các xã, thị trấn đến những hộ dân sinh sống trong vùng trọng yếu để tuyên truyền, nhắc nhở người dân nâng cao nhận thức phòng tránh sạt lở, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tài sản, tính mạng của người dân”.

Trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Ngọc Hiển có hơn 10 điểm sạt lở nguy hiểm; với tổng chiều dài hơn 3 km, ảnh hưởng khoảng 1 ngàn hộ dân. Thường những khu vực này được cảnh báo nguy hiểm và mức độ nguy hiểm càng trầm trọng hơn so với các năm trước. Theo đó, huyện Ngọc Hiển tiếp tục nghiên cứu rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư đồng bộ để có định hướng lâu dài./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tại văn bản chỉ đạo số 4474/UBND-NNXD ngày 30/5/2025.  

Chủ động trước mùa mưa bão

Với phương châm hiệu quả, sát với tình hình thực tế trong từng tình huống, các ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.

Giải pháp bảo vệ lúa hè thu

Lúa gạo được xác định là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh, với diện tích gieo trồng hằng năm trên 110.000 ha và sản lượng lúa khoảng 500.000 tấn. Là 1 trong 2 mùa vụ chính, vụ lúa hè thu hằng năm toàn tỉnh gieo sạ khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Tuy nhiên, đây cũng là vụ lúa phải đối diện với nhiều rủi ro từ thiên tai, nhất là tình trạng mưa lớn, kèm dông gây đổ ngã và ngập úng.

Chủ động ứng phó thời tiết bất thường

Hiện nay, nhiều nơi trong tỉnh bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất vào thời điểm này là thời tiết thường diễn biến phức tạp, dông, lốc, sét, gió giật mạnh thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.