ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 03:19:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng kiểm tra tình hình khô hạn và PCCCR: Tập trung toàn lực khắc phục hậu quả hạn hán

Báo Cà Mau Ngày 24/3, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình có chuyến kiểm tra, khảo sát tình hình khô hạn và công tác PCCCR tại huyện U Minh và Trần Văn Thời; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng khảo sát tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt tại huyện Thới Bình.

Ngày 24/3, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình có chuyến kiểm tra, khảo sát tình hình khô hạn và công tác PCCCR tại huyện U Minh và Trần Văn Thời; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng khảo sát tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt tại huyện Thới Bình.

Giao thông thuỷ tê liệt

Theo báo cáo từ UBND huyện Trần Văn Thời, tình hình nắng hạn làm thiệt hại hơn 13.000 ha lúa và 27 ha rau màu. Nắng nóng, độ mặn tăng cao ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Gần 200 ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng. Giao thông đường thuỷ trên địa bàn huyện gần như bị tê liệt hoàn toàn.

Trên 60% các kinh nhánh trên địa bàn đang trong tình trạng khô cạn, việc tiêu thụ nông sản của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Công tác cày ải làm đất cho vụ mùa cũng chỉ đạt trên 60% do nắng hạn, đất cứng không cày được.

Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình (bìa trái), đại diện đoàn trao số tiền 100 triệu đồng cho các đơn vị làm nhiệm vụ PCCCR.             Ảnh: NGỌC HUỆ

Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Nguyễn Đồng Khởi cho biết, hiện toàn huyện có trên 1.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có nguy cơ thiếu đói do nắng hạn gây nên. Gần 2.000 hộ đang trong tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Một số tuyến đường thuỷ gần như tê liệt hoàn toàn do nắng hạn.

Khó khăn chồng chất khó khăn, đường thuỷ nước cạn không đi được, đường bộ cũng bị ách tắc vì xe tải trọng lớn không vào được dẫn đến tình trạng vận chuyển hàng hoá, lương thực, xăng dầu một số tuyến bị ách tắc. Ông Nguyễn Đồng Khởi cho biết thêm, những ngày qua người dân trên địa bàn các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc gặp rất nhiều khó khăn trong vận chuyển lương thực, hàng hoá và xăng dầu do các cây cầu trên địa bàn nhỏ (tải trọng chỉ 2,5 tấn) nên xe tải trọng lớn không thể lưu thông được khiến cho việc trao đổi hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu.

Tại huyện U Minh, nắng hạn kéo dài làm thiệt hại các trà lúa trên địa bàn với diện tích trên 17.000 ha với hơn 11.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trên 30 ha rau màu và hơn 1.000 ha cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng bởi nắng hạn.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết, trên địa bàn có 982 hộ dân đang bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Ngoài ra, huyện có 7 hệ thống nước nối mạng đang bị hư hỏng, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của 656 hộ dân.

Công tác PCCCR cũng gặp nhiều khó khăn do nắng hạn. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, hiện toàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ có hơn 43.000 ha nguy cơ cháy cao. Trong đó, có khoảng 35.000 ha đang ở mức báo cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Mực nước các kinh trong lâm phần đang bốc hơi rất nhanh và gần như đã khô cạn, thậm chí nếu cháy xảy ra sẽ có nguy cơ không có nước để chữa cháy.

Chủ trì và chỉ đạo buổi khảo sát tình hình hạn hán và PCCCR tại huyện Trần Văn Thời và U Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình biểu dương các xã vùng ngọt đã rất nỗ lực chủ động khắc phục tình trạng khô hạn; có phương án PCCCR trong thời gian qua. Ðặc biệt, các địa phương đã có nhiều giải pháp ứng phó, giảm thiệt hại do ảnh hưởng nắng hạn, mặn xâm nhập; khắc phục khó khăn sinh hoạt và đời sống của Nhân dân. Các đơn vị quản lý rừng đã chủ động xây dựng phương án PCCR; tích cực bố trí lực lượng trực tốt; Nhân dân đồng tình cao và quyết tâm cùng Nhà nước giữ rừng. Nhận định tình hình trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh uỷ lưu ý, các địa phương phải hết sức quan tâm cơ sở; cập nhật thường xuyên số liệu người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai để có kế hoạch giúp đỡ cụ thể, bằng mọi giá không để người dân phải thiếu đói, dù chỉ một ngày.

Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho hay, hơn 20.000 ha rừng của công ty đang ở mức dự báo cháy cấp V. Hiện công ty đang dốc toàn lực cho công tác PCCCR theo phương án mới (gắn với công tác chuẩn bị cứu hộ cứu nạn khi có cháy xảy ra). Tuy nhiên, hiện tại các kinh đều đã cạn nước, nếu cháy xảy ra có nguy cơ sẽ không đủ nước phục vụ chữa cháy”.

Hiện tại, huyện Trần Văn Thời đã vận động Báo Công an TP Hồ Chí Minh hỗ trợ 150 triệu đồng để xây dựng đường ống dẫn nước khoảng 2 km cho 20 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt ở tuyến 86, xã Khánh Bình Tây Bắc. Vận động Công ty Đạm Cà Mau hỗ trợ 100 tấn phân (trị giá gần 700 triệu đồng) để hỗ trợ cho những hộ sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70% do nắng hạn vừa qua.

Một trong những giải pháp bức thiết nhằm đối phó với hạn hán trong những mùa khô tới của Cà Mau là xây dựng nhanh chóng hệ thống nước nối mạng để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình sau khi khảo sát tình hình thực tế tại huyện U Minh và Trần Văn Thời. Đồng thời, ngành chức năng phải thường xuyên kiểm tra đê, cống, đập đảm bảo không để mặn xâm nhập vùng ngọt hoá (khắc phục kịp thời những nơi xung yếu để gia cố). Địa phương cần tăng cường kiểm tra, rà soát, báo cáo kịp thời tình hình đời sống người dân để có biện pháp hỗ trợ. Các đoàn thể tích cực vận động người dân giữ gìn vệ sinh không để dịch bệnh xảy ra.

Cũng trong chuyến khảo sát này, đoàn công tác của Bí thư Tỉnh uỷ vận động Công ty Khí hỗ trợ lực lượng trực PCCCR 100 triệu đồng để động viên tinh thần, giúp đỡ gia đình tham gia trực chống cháy vượt qua khó khăn trong thời gian trực cháy.

Thiếu nước ngọt trầm trọng

Nắng nóng, khô hạn kéo dài thời gian qua khiến toàn huyện Thới Bình có khoảng 21.362 ha lúa - tôm bị thiệt hại trong tổng số 24.331 ha lúa xuống giống, trong đó, có trên 16.000 ha thiệt hại ở mức từ 70% trở lên. Đặc biệt là tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân: xã Biển Bạch có khoảng 1.200 hộ dọc theo hai bên bờ sông Trẹm, từ kinh 10 rưỡi đến kinh Ngã Bát không có nước để sinh hoạt. Điều đáng quan tâm hiện nay, trong khu vực này có đến 157 hộ nghèo và 115 hộ cận nghèo phải đổi nước sinh hoạt bình quân đến 45.000 đồng/m3. Ngoài ra, trên địa bàn xã Tân Phú còn 50 hộ dân ở ấp Kinh 5B cũng đang thiếu nước sinh hoạt.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng lớn đời sống của người dân. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, kể từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất đến nay, người dân nơi đây luôn sống trong cảnh thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay cũng vậy, trong khi cuộc sống đã khó khăn mà 2-3 ngày phải bỏ thêm khoảng 40.000-50.000 đồng cho nước sinh hoạt.

Theo tính toán của ông Hùng, mỗi gia đình để đủ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, một tháng phải chi thấp nhất trên 400.000 đồng. Như vậy, với khoảng 1.200 hộ tính riêng của xã Biển Bạch, thì mỗi tháng người dân nơi đây phải bỏ ra trên 400 triệu đồng tiền mua nước. Dân nghèo phải gồng mình chắt chiu từng đồng để mua nước ngọt đảm bảo cuộc sống, còn các dự án nước sạch cứ ì ạch hết năm này đến năm khác. Và năm nào cũng vậy, kể từ khi chuyển dịch đến nay mùa khô nào người dân nơi đây cũng chịu cảnh khát.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng chỉ đạo, El Nino sẽ còn tiếp diễn, do đó, cần tiến hành khảo sát để tái cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi gắn với quy hoạch của huyện có sự tham gia của các nhà khoa học để có những bước đi thật sự bền vững. Tiến hành rà soát lại hộ nghèo, đặc biệt là hộ gia đình chính sách, các hộ đang trong tình trạng thiếu nước để có giải pháp hỗ trợ tiền đổi nước cho bà con. Ðối với trạm bơm của xã Biển Bạch, phải tiến hành khảo sát nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự cố liên tục như thời gian qua và chậm nhất là phải có báo cáo trước ngày 27/3 để có giải pháp trước mắt cho người dân trong quá trình chờ dự án cấp nước.

Nói về dự án nước sạch trên địa bàn xã Biển Bạch, ông Nguyễn Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, hiện nay toàn tỉnh còn khoảng 3.600 hộ đang trong tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Riêng địa bàn xã Biển Bạch, tình trạng thiếu nước diễn ra từ nhiều năm nay và đã đầu tư 3 hệ thống nước nối mạng trong điều kiện kinh phí hết sức khó khăn nhưng hiệu quả chưa cao. Còn đối với Trạm Cấp nước Tân Bằng - Biển Bạch, ông Tranh cho biết, dự kiến vào khoảng nửa tháng 5 mới có thể khởi công xây dựng và vào khoảng tháng 2/2017 mới có thể hoàn thành. Tiến độ hiện nay còn chậm do vướng rất nhiều thủ tục từ vốn, thiết kế, thông qua thiết kế và tổ chức đấu thầu...

Hiện nay, toàn huyện Thới Bình có đến 1.636 ha tôm của người dân bị thiệt hại xuất phát từ tình trạng nắng nóng, làm độ mặn tăng cao vượt ngưỡng thích nghi. Bà Lê Thị Mây, ấp Kinh 8, xã Tân Bằng, bộc bạch, đầu năm đến nay, thả đợt nào chết đợt nấy. Còn lúa thì cũng trắng tay, xuống giống hơn chục công đất trên đất nuôi tôm chỉ thu hoạch được vài bao nhưng toàn là lép.

Theo kiến nghị của huyện Thới Bình, hiện nay, toàn huyện cần đầu tư khoảng 31 công trình cấp nước cụm dân cư tập trung nông thôn mang tính bức xúc. Theo đó, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng  21 công trình; xây dựng mới 10 công trình để phục vụ nước ngọt sinh hoạt cho khoảng 9.880 hộ dân. Với kiến nghị này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Nguyễn Văn Tranh cho biết, nguồn kinh phí này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn địa phương và hiện nay gần như không có một nguồn nào từ các chương trình mục tiêu quốc gia nên kinh phí vô cùng khó khăn, Sở NN&PTNT sẽ tiến hành rà soát để sắp xếp thứ tự ưu tiên để phân kỳ đầu tư./.

Ghi nhanh của Ngọc Huệ - Nguyễn Phú

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).