ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 21:28:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vai trò báo chí với ngành thuế

Báo Cà Mau “Công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ, định hướng, hướng dẫn người nộp thuế (NNT) và cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của công tác thuế”, đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau Phạm Khắc Ghi nhân kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016.

“Công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ, định hướng, hướng dẫn người nộp thuế (NNT) và cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của công tác thuế”, đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau Phạm Khắc Ghi nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2016.

Những năm qua, ngành thuế luôn hoàn thành khá toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế theo kế hoạch đề ra, từ nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đến cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi chính sách, tuyên truyền hỗ trợ NNT… Trong đó, sự đóng góp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí là không nhỏ trong công tác cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế, công tác quản lý thuế.

Phóng viên Báo Cà Mau phỏng vấn Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau Phạm Khắc Ghi về tình hình thực hiện các chính sách mới về thuế.

Hơn 7 năm phối hợp tuyên truyền, Báo Cà Mau đã cùng với ngành thuế truyền tải khá đầy đủ những chính sách pháp luật thuế đến tay người dân, kịp thời phản ánh những bất cập trong các thủ tục hành chính thuế, những khó khăn của các doanh nghiệp, NNT trong quá trình thực thi pháp luật, sửa đổi bổ sung về thuế. Tính đến nay, đã có khoảng 350 bài viết tuyên truyền về thuế và hàng ngàn tin tức, giải đáp thắc mắc về chính sách thuế được đăng tải trên Báo Cà Mau số thứ Tư hằng tuần.

Ông Trần Hoàng Vũ, Trưởng Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh, chia sẻ: “Những năm gần đây, chính sách, pháp luật về thuế ra đời nhanh và liên tục, gây khá nhiều áp lực với doanh nghiệp và NNT trong việc tiếp nhận. Nhờ đội ngũ phóng viên tuyên truyền đã giúp NNT nắm bắt kịp thời và chủ động trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế”.

Ðược biết, những năm trước, khi công tác tuyên truyền còn hạn chế, công nghệ thông tin chưa phát triển, các thủ tục, chính sách, chủ trương, quy định mới về thuế muốn đến được người dân cũng như doanh nghiệp là vấn đề không hề đơn giản, từ đó kéo theo ý thức người dân trong việc nộp thuế cũng hạn chế bởi họ còn e ngại khi thiếu thông tin. Thế nhưng, từ khi báo chí vào cuộc mạnh mẽ, tuyên truyền cụ thể, kịp thời đã giúp NNT hiểu rõ hơn về các chính sách, thủ tục, từ đó các doanh nghiệp, NNT ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ông Phạm Khắc Ghi cho biết: “Thông qua sự phối hợp, với những bài viết được đăng tải, giúp ngành thuế có kênh tuyên truyền với phạm vi rộng hơn, công tác tuyên truyền của ngành thuế theo đó cũng chất lượng hơn, góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp, NNT, người dân tiếp cận kịp thời, khá đầy đủ các chính sách thuế mới. Qua đó, báo chí còn thực hiện chức năng giám sát lại cơ quan thuế, công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, tránh việc tham ô, tham nhũng, hạn chế việc nhũng nhiễu NNT”.

Nói một cách rộng hơn, tầm quan trọng của hoạt động báo chí về lĩnh vực thuế không chỉ thể hiện ở khía cạnh thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đưa chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, mà còn nâng cao nhận thức, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Qua đó, phát hiện những bất cập cả trong cơ chế, chính sách và quá trình tổ chức thực thi pháp luật, hạn chế sai phạm, vi phạm pháp luật về thuế, để từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ông Phạm Khắc Ghi đánh giá: “Ðã qua công tác phối hợp tuyên truyền với báo chí cơ bản tốt, đáp ứng yêu cầu thông tin đối với cộng đồng doanh nghiệp và NNT. Thời gian tới, ngành thuế mong muốn nhận được sự quan tâm, phối hợp nhiều hơn nữa từ các cơ quan báo chí để công tác tuyên truyền về thuế có được những chuyển biến mạnh mẽ, tạo bước đột phá cả về nội dung và hình thức thể hiện, nhằm tạo sự đồng thuận cao của xã hội với công tác thuế, góp phần hoàn thành cao các chỉ tiêu thu ngân sách hằng năm được giao”./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.