ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 14:24:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Văn hoá dân gian hồi sinh trong điện ảnh Việt

Báo Cà Mau Vài năm trở lại đây, văn hoá dân gian trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim, tạo nên nhiều siêu phẩm cán mốc trăm tỷ trên màn ảnh rộng, mang đến món ăn tinh thần thú vị cho khán giả.

Không chỉ âm nhạc mà điện ảnh Việt cũng đang chứng kiến màn “xâm chiếm” của những tác phẩm được dựng theo những tác phẩm văn hoá dân gian. Ðiều này không khó hiểu, bởi từ lâu, kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam luôn phong phú và chứa đựng nhiều yếu tố kỳ bí, bất ngờ, gồm cổ tích, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao... Chứa nhiều bài học về đạo đức, tình người và lòng yêu nước. Bất ngờ nhất là có những câu chuyện bỏ ngỏ khiến người đọc phải tự đặt dấu chấm hỏi trong lòng suốt nhiều năm dài.

Sau thời gian “ngủ yên”, văn hoá dân gian hồi sinh nhờ bàn tay nhào nặn đầy nghệ thuật và sáng tạo của các đạo diễn, ca sĩ... Còn nhớ vào năm 2016, Ðạo diễn Ngô Thanh Vân tiên phong khi đưa câu chuyện cổ tích Tấm Cám lên màn ảnh rộng với tên gọi "Tấm Cám: Chuyện chưa kể". Dựa vào những nhân vật có trong nguyên tác, Ngô Thanh Vân đã tạo nên những tình tiết gay cấn, yếu tố bất ngờ đan xen... giúp “bình cũ rượu mới” hấp dẫn và lôi kéo nhiều khán giả trẻ đến rạp.

Tiếp nối luồng văn hoá dân gian trong nghệ thuật đương đại, Ðạo diễn Trần Hữu Tấn mạnh dạn thực hiện các phim điện ảnh gồm: "Kẻ ăn hồn" và series "Tết ở làng địa ngục". Nếu "Tết ở làng địa ngục" là cái nhìn mới về phong tục cổ truyền được tái hiện qua lăng kính huyền bí, cốt truyện ly kỳ và bối cảnh u ám, thì "Kẻ ăn hồn" lại đậm yếu tố tâm linh, ma quái và thông điệp quen thuộc: Nhân quả, nghiệp báo. Cả hai phim này đều thắng đậm về mặt doanh thu lẫn giải thưởng. Series "Tết ở làng địa ngục" thắng giải "Hiện tượng phim ảnh của năm" giải Ngôi sao xanh 2023. Còn "Kẻ ăn hồn" cũng cán mốc 70 tỷ đồng.

"Ðám cưới chuột" được tái hiện trong phim "Kẻ ăn hồn" và "Tết ở làng địa ngục".

"Ðám cưới chuột" được tái hiện trong phim "Kẻ ăn hồn" và "Tết ở làng địa ngục".

Nối tiếp cho thành công của các dòng phim mang đậm yếu tố văn hoá dân gian, phim điện ảnh "Ðèn âm hồn" của Ðạo diễn Hoàng Nam trình làng, lấy cảm hứng từ "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong phim, các khung cảnh quen thuộc thường xuất hiện trong văn học dân gian như: mái nhà tranh đơn sơ, con đường làng mộc mạc, những cánh đồng lúa xanh mướt, những buổi chợ quê... được tái hiện chân thực. Cùng với đó là những phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ độc đáo khiến khán giả cảm nhận được sâu sắc, trọn vẹn hơn về một Việt Nam cổ kính.

"Chuyện người con gái Nam Xương" được đưa lên màn ảnh với tên gọi "Ðèn âm hồn".

"Chuyện người con gái Nam Xương" được đưa lên màn ảnh với tên gọi "Ðèn âm hồn".

Ðể làm nên những tác phẩm điện ảnh lồng ghép các yếu tố văn hoá dân gian là điều hoàn toàn không đơn giản. Ðó là hành trình nghiên cứu, mổ xẻ, chắt lọc cái hay, tinh tuý nhất để kết hợp cùng sự sáng tạo của điện ảnh, sự dung hoà với yếu tố thời đại để đưa ra sản phẩm chỉn chu, thú vị và độc đáo.

Ðạo diễn Trần Hữu Tấn, cha đẻ của "Tết ở làng địa ngục" và "Kẻ ăn hồn" chia sẻ: "Tôi và ê kíp đã phải đắn đo, suy nghĩ và nghiên cứu thời gian rất dài mới dám khai thác đề tài văn học cổ và tín ngưỡng dân gian để đưa vào điện ảnh. Thực sự đây là hướng đi mới, tiềm năng, mang lại cơ hội sáng tạo cho các nhà làm phim, được bảo tồn, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhưng cũng là thách thức, áp lực, vì nếu làm không tới sẽ khiến khán giả hụt hẫng, chán nản. Bởi thế, chúng tôi dành nhiều thời gian đầu tư cho câu chuyện phim, phải đảm bảo phù hợp đối tượng khán giả hiện đại nhưng vẫn không mất đi cái cốt truyện, cái tinh tuý của văn hoá dân gian”.

Ðạo diễn Hoàng Nam của "Ðèn âm hồn" lại chia sẻ: "Ðối với tôi, văn hoá Việt Nam là hơi thở, máu thịt của người Việt Nam. Bởi thế, khi có cơ hội, không nhà làm phim nào có thể bỏ lỡ những bộ phim lấy từ yếu tố này để vun đắp nên câu chuyện trên màn ảnh. Cái khó là phải làm sao cho phim mượt, tự nhiên và mới lạ, dù dựa vào câu chuyện dân gian”.

Cũng dựa trên yếu tố tâm linh và các câu chuyện lưu truyền dân gian, "Nhà gia tiên" của Ðạo diễn Huỳnh Lập đưa nét văn hoá truyền thống Nam Bộ khá mượt đến gần hơn với người trẻ. Nếu các bạn trẻ Gen Z ngày nay sính ngoại và lười tìm hiểu về truyền thống, thì khi xem "Nhà gia tiên", các bạn sẽ có thêm kiến thức về văn hoá tâm linh truyền thống như thắp hương, cúng giỗ... trong bề dày lịch sử của quê hương. Trong một xã hội hiện đại, có lẽ những giá trị truyền thống đang nhạt phai do sự xô bồ, tấp nập, nhưng các bạn trẻ vẫn cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của gia đình và biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau.

Phim "Nhà gia tiên" lấy cảm hứng từ truyền thống văn hoá dân gian.

Phim "Nhà gia tiên" lấy cảm hứng từ truyền thống văn hoá dân gian.

Ðạo diễn - diễn viên Huỳnh Lập chia sẻ: "Thực tế, "Nhà gia tiên" là câu chuyện văn hoá gia đình ẩn sau yếu tố tâm linh. Phim nói về những nghi thức thờ cúng tổ tiên, là hành trình khám phá giá trị gia đình, lòng biết ơn của mỗi người với tổ tiên dòng tộc. Ðây cũng chính là lời nhắc nhở với thế hệ gen Z rằng, dù thời đại có thay đổi thì sự gắn kết gia đình và những giá trị văn hoá quý báu mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy là mãi trường tồn, đó cũng là trách nhiệm của những người trẻ”.

Việc khai thác đề tài văn học cổ và tín ngưỡng dân gian trong điện ảnh là điều đáng trân quý. Thế nhưng, hướng đi lâu dài và bám trụ khán giả vẫn phải phụ thuộc vào cách thức truyền tải câu chuyện sao cho phù hợp và sáng tạo chừng mực. Trong thời đại hoà nhập quốc tế, các tác phẩm này cần kết hợp với những câu chuyện hợp thời, nội dung dễ hiểu và sáng tạo không ngừng để vươn tầm quốc tế, thay vì chỉ quanh quẩn ở sân chơi quê nhà./.

 

Lam Khánh

(Ảnh Ðoàn phim cung cấp)

 

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.