ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 16:43:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống khai thác IUU: Kiên quyết và mềm dẻo

Báo Cà Mau Xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thuỷ sản trái phép; cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thuỷ sản trái phép; xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thuỷ sản. Đó là một số những hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản đã nêu rõ những hành vi vi phạm và mức độ xử phạt. Theo đó, đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng trong tuyên truyền đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến khai thác, mua bán và vận chuyển thuỷ sản để phòng chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm các vụ việc môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; hợp thức hoá hồ sơ các lô hàng xuất khẩu.

Hiện nay, chính quyền và các lực lượng chức năng phối hợp chặt trong quản lý tàu cá ra vào cửa biển, ngăn ngừa nguy cơ trong khai thác IUU từ sớm.

Từ đầu năm đến nay có gần 40 vụ vi phạm liên quan đến IUU bị các lực lượng chức năng tỉnh xử phạt (xử lý hình sự 1 vụ về hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép, gắn với hoạt động khai thác bất hợp pháp). Đây là động thái cho thấy sự kiên quyết lập lại trật tự trong hoạt động khai thác thuỷ sản. Hay như trước đó (năm 2024), tỉnh khởi tố 3 vụ án hình sự về “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”. Có 2 vụ xét xử lưu động, qua đó, góp phần răn đe, mang lại hiệu quả cao trong tuyên truyền.

Không chỉ kiên quyết xử lý nghiêm mà nhiều giải pháp “mềm” khác cũng được tỉnh triển khai trong nỗ lực phòng chống khai thác IUU. Đầu tư nâng cấp hạ tầng nghề cá; đưa vào vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT); 100% tàu cá thuộc diện có nguy cơ ký cam kết không đưa tàu ra khơi khi chưa đủ điều kiện theo quy định và được số hoá toàn bộ để theo dõi, giám sát; gắn trách nhiệm cụ thể của từng chủ tàu, từng địa phương, từng cơ quan quản lý... Những giải pháp quyết liệt thời gian qua góp phần đưa công tác quản lý, giám sát khai thác chuyển biến rõ rệt, ngăn ngừa vi phạm từ gốc.

Khai thác hải sản là thế mạnh của tỉnh, tuy nhiên, giá thành sản phẩm thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ngư dân, cũng như gia tăng nguy cơ vi phạm các quy định liên quan đến khai thác IUU. 

Theo ông Nguyễn Văn Phỉnh, Khóm 4, xã Cái Đôi Vàm: “Mỗi chuyến ra khơi khai thác, tất cả các sản phẩm thu được đều có ghi chép nhật ký rõ ràng, sau đó báo cáo với cảng cá. Ngoài ra, tàu cá còn áp dụng quy trình về an toàn thực phẩm, ngoài muối với nước đá thì không sử dụng thêm bất cứ loại chất nào để bảo quản cá”.

Bằng sự nỗ lực, hành động cụ thể, quyết liệt sát thực tế của chính quyền các cấp thời gian qua trong quản lý, chống khai thác IUU đã tạo ra chuyển biến rõ nét, thực chất, từ nhận thức đến hành động trong khai thác của ngư dân. Hiện nay, khi chính quyền chỉ còn 2 cấp, nhiệm vụ chống khai thác IUU của UBND xã nặng nề hơn trước.

Ông Tô Tấn Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Cái Đôi Vàm, cho biết: “Việc quản lý đội tàu khai thác được UBND xã phối hợp chặt chẽ với đồn biên phòng, kể cả cơ quan quân sự. Theo đó, thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra, rà soát lai lịch tàu, thiết bị giám sát hành trình. Thời gian qua, bà con tuân thủ khá tốt chủ trương này và kể cả chuyển đổi nghề, tuân thủ các quy định trong khai thác tận diệt, huỷ diệt”.

Theo ông Lê Minh Kiệt, Trưởng khóm 4: “Chính quyền địa phương đến từng hộ, cho người dân ký cam kết chấp hành các quy định. Đến thời điểm này đạt hơn 98%. Ngoài ra, bà con nơi đây cũng tuân thủ khá tốt các quy định, không khai thác tận diệt, huỷ diệt”.

“Hiện nay, nguồn lợi từ biển giảm mạnh, trước đây đánh bắt gần bờ là cá làm không nổi, hiện nay “đi khơi” mà còn không có cá nhiều. Ngoài ra, kể từ khi dịch Covid-19 đến nay, giá cá giảm mạnh mà không có dấu hiệu tăng, trong khi nguyên liệu đầu vào thứ gì cũng lên, nên nghề khai thác gặp nhiều khó khăn. Ngư dân chủ yếu khai thác cầm chừng, chờ thời cơ”, ông Phỉnh bộc bạch. Đây được xem là khó khăn lớn và cũng là nguyên nhân khiến một số ngư dân dù biết quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm.


Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo tăng cường các biện pháp IUU. Trong đó, giao Sở Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ, hướng dẫn UBND cấp xã xử lý dứt điểm các nhóm tàu cá nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan kiểm soát, giám sát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, sản lượng thuỷ sản khai thác; theo dõi, quản lý các cảng cá, bến cá tư nhân, đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định về chống khai thác IUU. Tập trung triển khai hiệu quả công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thuỷ sản, cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase); đôn đốc, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm ngắt kết nối...

Nguyễn Phú - Chí Diện

Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Từ ngày 1/7/2025, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Công an tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến tận cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chủ động về PCCC và CNCH.

Hiệu quả từ "Tổ hoà giải ở cơ sở 5 tốt"

Mô hình "Tổ hoà giải ở cơ sở 5 tốt" do Sở Tư pháp thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Tuân thủ quy định vì nguồn lợi thuỷ sản dài lâu

“Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản” là những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 7, Ðiều 7, Luật Thuỷ sản năm 2017.

Thực thi pháp luật - Lá chắn bảo vệ rừng

Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ – vùng lõi rừng tràm nguyên sinh đặc trưng của Cà Mau, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong mùa khô. Trên nền tảng Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban quản lý Vườn đã chủ động xây dựng phương án PCCCR hằng năm, phân vùng trọng điểm cháy, cải tạo 150,8 km tuyến kênh phục vụ chữa cháy, lắp đặt chòi canh lửa, bồn trữ nước tại các vị trí chiến lược.

Quản lý tàu cá – Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Tất cả các tàu cá tham gia khai thác thuỷ sản phải được cấp giấy phép hoạt động; Tàu cá cần được kiểm tra và đăng ký định kỳ; các tàu cá phải tuân thủ các quy định về mùa vụ, loại thuỷ sản được phép khai thác và khu vực đánh bắt; các tàu cá có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác, sản lượng thu được và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động;… Đó là những quy định cụ thể liên quan đến quản lý tàu cá trong khai thác thuỷ sản được quy định trong nhiều văn bản pháp lý như Luật Thuỷ sản 2017, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và cả Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT…

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.