ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 17:35:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghĩa cử đẹp vì đường quê thông thoáng

Báo Cà Mau Mặc dù xem “Tấc đất tấc vàng” nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển của quê hương, rất nhiều người dân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi đã không do dự, tự nguyện hiến đất để xây dựng lộ nông thôn. Ðây là nghĩa cử đẹp, góp phần chung tay xây dựng NTM và đô thị văn minh.

Con đường đi ngang nhà ông Tô Công Bằng, ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, trước đây do người dân tự xây dựng, ngang chỉ 1 m. Vào cuối năm 2021, nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi, đồng thời thực hiện hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân hiến đất xây dựng tuyến lộ ngang 3 m, chiều dài 2,5 km.

Tuyến Ðường 30/4 đấu nối giáp cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt, do người dân hiến đất, đang được triển khai xây dựng.

Ông Bằng là một trong những hộ tiên phong ủng hộ, tự tháo dỡ một phần ngôi nhà đang ở để mở rộng lộ. Ông Bằng bày tỏ: “Mình đập căn nhà, có không gian để xây tuyến đường thẳng và thông thoáng, bà con đi lại được dễ dàng, tôi thấy sự hy sinh vật chất này của mình là xứng đáng”.

Gia đình bà Trần Thị Thuý, ấp Tân Hiệp Lợi A, xã Tân Ðức, cũng tự nguyện tháo dỡ ngôi nhà đang ở trị giá gần 200 triệu đồng, mới đưa vào sử dụng chưa lâu, để địa phương mở rộng lộ.

“Tuyến lộ đẹp, thông thoáng cho bà con đi lại như vậy, mình hy sinh căn nhà thì cũng xứng đáng. Mặc dù rất tiếc vì tiền của bỏ ra, nhưng vì lợi ích chung nên gia đình thấy việc làm của mình có ý nghĩa”, bà Thuý chia sẻ.

Bà Trần Thị Thuý, đập một phần căn nhà, hiến đất làm lộ, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện.

Ông Lê Hoàng Nhi, ấp Tân Hiệp Lợi A, phấn khởi: “Hai hộ dân này đã tự nguyện phá dỡ căn nhà của mình, hiến đất làm lộ ngang 3 m cho người dân đi lại, học sinh đi học dễ dàng. Chúng tôi rất cảm ơn việc làm tốt của hai hộ”. 

Còn tại thị trấn Ðầm Dơi, trong năm nay đã có 8 hộ hiến hơn 13.300 m2 đất trị giá hàng tỷ đồng để Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến lộ Phan Thị Ðẹt nối dài và tuyến Ðường 30/4 đấu nối giáp cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt. Ông Mai Hữu Di, Khóm 4, thị trấn Ðầm Dơi, cho biết: “Qua tuyên truyền, thấy ích lợi chung nên gia đình cũng bàn bạc với nhau và thống nhất hiến đất. Trong thời gian lộ được thi công, chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện để công trình nhanh chóng hoàn thành”.

Ông Lê Tấn Công, Chủ tịch UBND thị trấn Ðầm Dơi, thông tin: “Hướng tới đô thị loại 4 thì việc phát triển kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng. Do nguồn vốn đầu tư có hạn nên UBND thị trấn họp dân, vận động Nhân dân hiến đất đối với những tuyến đường đã được Nhà nước quy hoạch từ lâu nhưng đến nay chưa triển khai được. Một điều rất phấn khởi là qua vận động, đến thời điểm này, trên địa bàn thị trấn có 2 tuyến đường do người dân hiến đất”.

 Ông Lê Tấn Công, Chủ tịch UBND thị trấn Đầm Dơi (bìa phải), trao giấy biểu dương các hộ dân hiến đất làm đường Phan Thị Đẹt nối dài và tuyến đường 30/4 đấu nối, giáp cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt.

Chỉ tính riêng từ năm 2022 đến nay, huyện đã vận động, được người dân hiến hơn 600.000 m2 đất để xây dựng lộ, tổng trị giá quy ra tiền hơn 60 tỷ đồng. Không chỉ vậy, người dân còn tự bồi trúc lộ đất đen, sửa chữa cống xổ tôm, dọn dẹp cây ăn trái, hoa màu, cùng Nhà nước thực hiện hơn 180 km lộ, trị giá trên 12 tỷ đồng.

“Người dân hiến đất giúp giảm được chi phí bồi thường hoặc hỗ trợ, từ đó có nguồn đầu tư nhiều hơn cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện, từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phục vụ giao thương cũng như phát triển kinh tế”, ông Trần Anh Chót, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết.

Từ những kết quả đạt được, huyện sẽ tiếp tục vận động người dân trong toàn huyện hưởng ứng và tự nguyện tham gia phong trào hiến đất làm lộ, nhằm lan toả nghĩa cử đáng trân trọng này./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Cần sớm nâng cấp tải trọng cầu Rạch Ruộng Nhỏ

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đang từng bước chuyển mình nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Những công trình trọng điểm như cầu Sông Ông Ðốc không chỉ kết nối các tuyến đường giao thông, mà còn đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá lĩnh vực chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những "nút thắt" hạ tầng đang là rào cản trực tiếp cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Ðổi thay ở lung Máng Diệc

Trận thảm sát tại lung Máng Diệc năm 1970 lấy đi sinh mạng 72 người, gồm cả dân thường và quân giải phóng. Ðây là ký ức đau thương khó quên của Nhân dân Ấp 4, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sau 50 năm giải phóng, với sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, cùng quyết tâm vượt qua nỗi đau của người dân nơi đây, diện mạo lung Máng Diệc ngày càng khởi sắc.

Ðộng lực từ các nghị quyết chuyên đề

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Trong đó, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ đã trở thành động lực mạnh mẽ cho các phong trào đạt hiệu quả thiết thực, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Lan toả tuyến đường cờ Tổ quốc

Về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, đi dọc theo các tuyến đường nông thôn, dễ dàng bắt gặp những lá cờ Tổ quốc tung bay theo gió. Treo cờ từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá, thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, góp phần tô điểm cho bức tranh nông thôn mới (NTM) thêm rực rỡ.

Nền tảng xây dựng nông thôn hiện đại

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/10/2022 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bởi, nghị quyết này không chỉ xác định mục tiêu rõ ràng mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, phát triển kinh tế bền vững và xây dựng diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.

Cà Mau có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/5, Văn phòng UBND tỉnh có thông báo về ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã Phú Thuận (huyện Phú Tân); xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và xã Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 vào ngày 29/4 vừa qua.

Vốn vay nước sạch - Nâng chất cuộc sống nông thôn

Những năm qua, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã giúp hàng ngàn hộ dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện điều kiện sống. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã xây dựng công trình nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và nhà vệ sinh đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.