ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-7-25 02:04:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Báo Cà Mau Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Căn cứ rõ ràng, minh bạch 

Những di chỉ khảo cổ học và thư tịch, tài liệu về văn hoá Óc Eo, tồn tại ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VII khẳng định chủ nhân chính danh của giai đoạn này chính là cư dân của vương quốc Phù Nam. Giáo sư Vũ Minh Giang xác tín: “Trước hết, tất cả những di tích thuộc văn hoá Óc Eo có thể dễ dàng nhận thấy khác biệt với văn hoá Khmer”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau chụp ảnh lưu niệm với đại diện các chức sắc tôn giáo, dân tộc.

Giai đoạn hưng thịnh, Phù Nam trở thành đế chế với toàn bộ lãnh thổ phía Nam bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia ngày nay), đồng thời còn vươn tới một phần lãnh thổ Thái Lan, bán đảo Malacca và trung tâm vẫn là vùng đất Nam Bộ. Thư tịch, sử liệu lịch sử của Trung Quốc mô tả văn hoá, phong tục tập quán của người Phù Nam có nhiều điểm tương đồng với cư dân Lâm Ấp (tức Champa). Về cương vực lãnh thổ, địa văn hoá của Phù Nam tiếp giáp với Lâm Ấp ở phía Nam nên hoàn toàn có căn cứ, cơ sở khoa học để khẳng định sự tương đồng trên.

Chân Lạp vốn là nước thuộc quốc của đế chế Phù Nam, do người Khmer xây dựng với lãnh thổ ở khu vực trung lưu sông Mê Kông và Bắc Biển Hồ. Với sự suy yếu của đế chế Phù Nam, Chân Lạp đánh chiếm một phần lãnh thổ của Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông (Nam Bộ ngày nay). Khoảng từ sau năm 627, vùng đất Nam Bộ phụ thuộc vào Chân Lạp, để phân biệt với lãnh thổ gốc của nước Chân Lạp, vùng đất mới này được gọi là Thuỷ Chân Lạp. Dù vậy, nơi đây vẫn là vùng đất hoang sơ, nê địa, trũng lầy, ngập nước, thưa thớt dân cư và dấu vết việc thực thi chủ quyền của Thuỷ Chân Lạp ở đây hết sức mờ nhạt.

Thế kỷ XIII, vùng đất Thuỷ Chân Lạp được Chu Đạt Quan, nhà ngoại giao sống thời Nguyên mô tả “là một vùng đất hoang vu... những cánh đồng bị bỏ hoang phế”. Khi Xiêm La lớn mạnh, Chân Lạp bắt đầu thời kỳ suy vong. Chân Lạp không còn đủ khả năng quản lý vùng đất Nam Bộ. Khoảng thế kỷ XVI, vùng đất Nam Bộ bắt đầu đón dòng “lưu dân” người Việt khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp.

Năm 1691, sử liệu khẳng định vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ không có đại diện của nước Chân Lạp cai quản. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai. Sự kiện năm 1698 là dấu mốc quan trọng trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Chúa Nguyễn đối với vùng đất Nam Bộ. Năm 1708, Mạc Cửu dâng phần đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu, được sắc phong Tổng binh trấn Hà Tiên. Như vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã bao gồm toàn bộ vùng đất Nam Bộ cho đến Mũi Cà Mau, gồm cả biển đảo ngoài biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Sự kiện khác diễn ra năm 1755 được ghi trong sách Đại Nam thực lục cho thấy, chính vua Chân Lạp là Nặc Nguyên đã “chạy về Hà Tiên, nương tựa đô đốc Mạc Thiên Tứ”. Sau những biến loạn, triều đình Chân Lạp liên tục cậy nhờ sự hậu thuẫn, trợ giúp từ Chúa Nguyễn và xin dâng các phần đất để thần phục. Đến năm 1757, vùng Tây Nam Bộ trên thực tế thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn, đã chính thức xác lập toàn bộ chủ quyền của Việt Nam.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước đặt ách đô hộ toàn Đông Dương. Chính thực dân Pháp cũng khẳng định: “Về pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam Kỳ” vì “Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước năm 1862 và 1874... chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam...”.

Thiết chế văn hoá, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer Cà Mau được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang. (Trong ảnh: Salatel Ấp 6, xã U Minh).

Xét trên mọi khía cạnh, từ lịch sử, văn hoá, cứ liệu khoa học cho đến thông lệ luật pháp quốc tế, quan hệ ngoại giao quốc tế, việc xác lập chủ quyền của Việt Nam ở vùng đất Nam Bộ là sự thật hiển nhiên.

Chiêu bài chống phá đội lốt tôn giáo và dân tộc

Chiêu bài chống phá đội lốt dân tộc, tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc anh em ở vùng Tây Nam Bộ không mới. Cái mới ở phương thức. Với sự bùng nổ của mạng xã hội, những luận điệu xuyên tạc, chống phá nở rộ tràn lan. Chúng đòi lập ra cái gọi là “nhà nước Khmer Krôm”. Chúng tranh thủ lôi kéo, mua chuộc, chuyển hoá, móc ngoặt với những phần tử tín đồ, sư sãi phản động, cực đoan để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trên những kênh phản động, chúng ra sức rêu rao với giọng điệu cực kỳ phản động rằng “đồng bào Khmer bị áp bức, không có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo”.

Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo luôn thể hiện tính ưu việt, nhân văn, đảm bảo quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và hướng đến chăm lo cho cuộc sống Nhân dân ngày càng hạnh phúc, văn minh. Trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Việt Nam có riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia để chăm lo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với sự vào cuộc và nguồn lực của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội.

Khác với những luận điệu xuyên tạc, chống phá, đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ không ngừng khởi sắc, bản sắc văn hoá truyền thống không chỉ được trân trọng bảo tồn mà còn được phát huy rực rỡ. Những lễ, tết truyền thống của đồng bào, niềm rộn rã, hân hoan còn lan toả rộng khắp cộng đồng. Tấm lòng của đồng bào trọn vẹn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là công dân mẫu mực.

Đồng bào Khmer Cà Mau đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, cùng cộng đồng các dân tộc anh em xây dựng, phát triển quê hương. (Trong ảnh: Đồng bào Khmer xã U Minh thực hiện các nghi lễ truyền thống dịp tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025).

Nhận diện, vạch trần, có giải pháp đập tan luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân liên quan các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Nam Bộ nước ta đã được thảo luận và nêu ra bởi nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Trong bối cảnh hiện nay, việc thông tin và truyền thông chính thống, chính thức, rộng rãi, phong phú và lan toả về lịch sử vùng đất Nam Bộ là vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa. Chúng ta phải tiến công và chiến thắng ở trận địa không gian mạng, phương thức mà kẻ thù chống phá coi là thành trì mới.

Thông điệp bất biến, sự thật không thể chối cãi về chủ quyền của vùng đất Nam Bộ của Việt Nam là căn cứ quan trọng nhất để bẻ gãy những lý lẽ nguỵ tạo, giả trá của kẻ thù. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, chú trọng hiệu quả thực chất các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; xây dựng đời sống đồng bào giàu mạnh, hạnh phúc, văn minh là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội. Tập trung mọi giải pháp để khơi dậy nội lực phát triển của đồng bào dân tộc, đất nước ta đang tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, đồng bào các dân tộc cũng góp phần và thụ hưởng thành quả ấy.

Với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, cần nhân lên những điển hình tiêu biểu, gương người tốt việc tốt trong đồng bào để minh chứng cho đất nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Mở rộng cơ hội phát triển, trọng dụng nhân tài người đồng bào dân tộc trong mọi lĩnh vực. Kịp thời phát hiện những “điểm nóng” về dư luận trong đồng bào dân tộc, không để đồng bào bị lợi dụng, lôi kéo.

Phải đặc biệt coi trọng vai trò, tính chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên và sự vững mạnh, hiệu quả của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc trong việc ổn định tư tưởng Nhân dân. Đặc biệt là vai trò hạt nhân của đội ngũ đảng viên người dân tộc trong tuyên truyền, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Không chỉ dừng lại ở mức không tin theo, nghe theo, làm theo kẻ thù chống phá, xuyên tạc, mỗi người cần tự nâng cao nhận thức, đủ sức phản bác, đập tan mọi luận điệu xấu xa, sai trái. Phải coi nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống và tương lai của chính mình.


Tỉnh Cà Mau có cộng đồng 28 dân tộc thiểu số anh em, với hơn 32 ngàn hộ, hơn 142 ngàn người, trong đó người Khmer chiếm đa số với gần 27 ngàn hộ và hơn 115 ngàn người. Tất cả tiếp tục kề vai chung sức bảo vệ, dựng xây, phát triển đất nước. Nghĩa tình bền sâu, đoàn kết một lòng, đâu cũng là vùng trời quê hương trên đất nước Việt Nam. Sự thật ấy đơn giản là chân lý mà không kẻ thù nào có thể chen vào phá hoại, như Bác Hồ từng khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Phạm Quốc Rin

 


*Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.1, 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

2. Vũ Minh Giang, Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên đất Nam Bộ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006.

3. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013.

 

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư

Chiều 26/6, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025. Cuộc thi dành cho các viên chức, giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại trường.

Vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của các thế lực thù địch

Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng. Vì thế, để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của những kẻ đang rắp tăm phá hoại niềm tin của Nhân dân với Ðảng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở khẳng định sức mạnh bảo vệ Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo chí Cà Mau trong dòng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là kim chỉ nam cho nền báo chí Việt Nam mà còn là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của báo chí địa phương, trong đó có Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong đồng bào dân tộc

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan và của từng cán bộ, đảng viên; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.