ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:45:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vàng ươm chuối đầy giàn

Báo Cà Mau Chỉ non 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán. Thời điểm này, người dân làng nghề làm chuối khô xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vào vụ sản xuất phục vụ thị trường Tết. Ðến làng nghề dễ dàng thấy hình ảnh bà con tất bật thu mua, chế biến, trên sân phơi vàng ươm sản phẩm chuối khô.

Mùa chuối khô năm nay bắt đầu vào vụ đông ken chậm hơn mọi năm do thời tiết thời gian qua không thuận lợi, nay nắng tốt nên mọi người tranh thủ sản xuất để kịp bán ra thị trường Tết.

Chị Cao Ngọc Thảo, cơ sở chuối khô Hai Bảo, Ấp 10B, cho biết, để chủ động sản xuất chuối khô vụ Tết, chị đã đầu tư lò sấy để làm sản phẩm chuối trái, còn chuối ép thì phơi ngoài nắng nên sản phẩm chuối khô luôn đạt chất lượng tốt nhất. 

Bà Huỳnh Thị Diễm, cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, Ấp 10B, một trong những cơ sở lớn nhất ở làng nghề, cho biết: “Giá chuối vụ này khoảng 2.000-2.500 đồng/kg nên bà con trồng chuối rất phấn khởi. Còn giá chuối khô vẫn ổn định như mọi năm, ở mức 30 ngàn đồng/kg chuối sấy, 23 ngàn đồng/kg chuối ép".

Ðặc sản chuối khô Cà Mau thơm ngon nức tiếng gần xa, hy vọng vụ chuối Tết này bà con làng nghề bán đắt hàng, được giá, đón Tết vui tươi, đầm ấm.

Chị Cao Ngọc Thảo mỗi ngày thu hàng tấn chuối nguyên liệu để làm chuối khô phục vụ thị trường Tết.

 

Nhiều hộ dân đầu tư lò sấy nên hoạt động sản xuất và đầu ra sản phẩm khá ổn định.

 

Làng nghề chuối khô xã Trần Hợi đang vào vụ Tết. Từng giàn phơi luôn đầy ắp chuối ép vàng tươi.

 

Cơ sở chuối khô Hai Bảo đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết.

 

Ðặc sản chuối khô Cà Mau thơm ngon nức tiếng gần xa, sẽ là món ăn không thể thiếu đối với người dân miền Tây vào dịp Tết.

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Những đôi tay tài hoa

Trách nhiệm, cộng với sự khéo léo, từ đôi bàn tay người lao động chân chính làm những ngành nghề thủ công, đến người thực hiện công việc chuyên môn cao... tất cả đã tạo nên những gam màu tương sáng trong cuộc sống.

Thư giãn giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng toạ lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự bình yên và nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.